TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm nang việc làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Thị trường lao động TP.HCM: Cầu nhiều hơn cung 16.000 lao động

3rd June 2022 by admin

Tại phiên họp về tình hình kinh tế – xã hội của TP.HCM tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022, ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, cho hay, lũy kế năm tháng đầu năm cho thấy, chỉ số lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp giảm 7,7% so với cùng kỳ.

Đơn cử sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 36,3%; sản xuất đồ uống giảm 22,4%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 21,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác giảm 16,6%.

“Trong khi đó, người lao động đóng góp 19% GDP của TP.HCM. Thế nên, TP.HCM cần tiếp tục thực hiện chính sách an sinh để thu hút lao động, đào tạo lao động chất lượng cao”, ông Hoàng nói.

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM thông tin, hiện nay, có khoảng 98% các cơ sở sản xuất của TP.HCM đã quay trở lại phục hồi sản xuất.

Thị trường lao động TP.HCM: Cầu nhiều hơn cung 16.000 lao động - ảnh 1

Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, thông tin về thị trường lao động TP.HCM năm tháng đầu năm 2022

ttbc tp.hcm cung cấp

Số liệu cho thấy trong 5 tháng đầu năm nay, tổng số doanh nghiệp phát triển thêm và tổng số lao động tham gia phục hồi sản xuất là trên 27.000 đơn vị và trên 80.000 lao động.

\n

Tổng số lao động tại TP.HCM đã đạt ngưỡng 4,7 triệu người so với trước dịch Covid-19. Tuy nhiên, hiện nay qua khảo sát nhu cầu lao động của 37.000 doanh nghiệp cho thấy cầu lao động trên 83.000 người. Trong khi đó, chỉ có khoảng 67.000 lao động có nhu cầu tìm việc, chênh lệch 16.000 lao động.

Ông Lê Văn Thinh cũng cho hay, dự báo nhu cầu nhân lực từ đây đến cuối năm, TP.HCM cần khoảng 135.000 – 150.000 chỗ việc làm.

Thời gian tới, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM sẽ triển khai các biện pháp hỗ trợ cung ứng, cung cầu lao động trên thị trường lao động TP.HCM.

Sở LĐ-TB-XH TP.HCM kiến nghị TP.HCM chấp thuận chủ trương cho đơn vị xây dựng đề án nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM (đơn vị trực thuộc Sở) để thực hiện tốt vai trò tư vấn, giải quyết việc làm, kết nối cung cầu lao động. Qua đó, kết nối lao động không chỉ ở phạm vi trong thành phố mà còn với các tỉnh lân cận.

Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng sẽ phối hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư TP.HCM, Bảo hiểm xã hội TP.HCM… xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung về lao động, doanh nghiệp để kết nối, gắn kết thông tin thị trường lao động.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: 16.000, câu, cung, động, Hơn, nhiều, Thị, TP.HCM, trương

Đại công trường cầu Mỹ Thuận 2 tất bật ngay sau tết

10th February 2022 by admin

Khoảng 70% công nhân ở đại công trường Mỹ Thuận 2 trở lại làm việc

Ngày 9.2, PV Thanh Niên có mặt tại đại công trình cầu Mỹ Thuận 2 (bờ Vĩnh Long) ghi nhận không khí làm việc của các công nhân tại đây.

Ông Nguyễn Đình Tiến, Giám đốc an toàn gói XL03B (thuộc Ban Quản lý dự án 7 – Bộ GTVT), cho biết sau tết, nhiều công nhân bận việc gia đình, làm giấy tờ… nên chưa có mặt tại công trường. Đến thời điểm hiện tại, chỉ có khoảng 70% công nhân trở lại làm việc. “Mấy anh em nhiều thì dàn trải công việc ra làm, sẽ nhẹ hơn. Tuy nhiên, đây là công trình trọng điểm quốc gia nên đầu năm là mấy anh em cố gắng làm không để chậm tiến độ đề ra”, ông Tiến nói.

Đại công trường cầu Mỹ Thuận 2 tất bật ngay sau tết - ảnh 1

Công trình cầu Mỹ Thuận 2 bắt qua sông Tiền, nằm song song với cầu Mỹ Thuận hiện hữu

XUÂN PHÚC

Ông Hoàng Xuân Trường (quê Hà Tĩnh, công nhân gói XL03B) vừa ngưng tay uống ngụm nước nói: “Do công trình vượt tiến độ nên được nghỉ tết sớm. Tết năm nay được thưởng 10 triệu đồng về quê ăn tết phấn khởi lắm, giờ vô làm lại cùng anh em làm cho kịp tiến độ”.

Ban Quản lý dự án 7 cho biết, đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị xây lắp của dự án đạt hơn 1.519/3.192 tỉ đồng, đạt 47,6%, vượt tiến độ khoảng 1,95%. Tổng giá trị giải ngân xây lắp đến hết tháng 1.2022 hơn 1.891/3.192 tỉ đồng đạt 59,26% (vượt 8,01% so với kế hoạch).

Cầu Mỹ Thuận và nhiều nơi ở miền Tây ùn ứ vì người dân trở lại TP.HCM

Dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ thi công xuyên tết

Theo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ được thi công xuyên Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Công trình bắt đầu từ điểm tiếp giáp với điểm cuối cầu Mỹ Thuận 2 và kết thúc tại điểm tiếp giáp với dự án cầu Cần Thơ trên QL 1, với tổng chiều dài khoảng 23 km, tổng mức đầu tư là 4.826 tỉ đồng. Dự kiến công trình cơ bản hoàn thành trong năm 2022 và hoàn thành đưa vào sử dụng trong quý 1/2023. Hiện tại công trình còn vướng mặt bằng hơn 1 km (tỉnh Vĩnh Long 940 m và tỉnh Đồng Tháp 200 m).

Đại công trường cầu Mỹ Thuận 2 tất bật ngay sau tết - ảnh 2

Công nhân trên công trường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ làm việc xuyên Tết

XUÂN PHÚC

Một số hình ảnh công nhân trên đại công trường cầu Mỹ Thuận 2 tất bật làm việc sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần vào sáng 9.2.

Đại công trường cầu Mỹ Thuận 2 tất bật ngay sau tết - ảnh 3

Công nhân đang thi công thân trụ chính cầu Mỹ Thuận 2 phía bờ Vĩnh Long

XUÂN PHÚC

\n
Đại công trường cầu Mỹ Thuận 2 tất bật ngay sau tết - ảnh 4

Công nhân đang tất bật làm việc

XUÂN PHÚC

Đại công trường cầu Mỹ Thuận 2 tất bật ngay sau tết - ảnh 5

Một công nhân đang hàn xì

XUÂN PHÚC

Đại công trường cầu Mỹ Thuận 2 tất bật ngay sau tết - ảnh 6

Hai công nhân đang làm việc

XUÂN PHÚC

Đại công trường cầu Mỹ Thuận 2 tất bật ngay sau tết - ảnh 7

Một công nhân phía sau lớp cọc sắt dày đặc

XUÂN PHÚC

Đại công trường cầu Mỹ Thuận 2 tất bật ngay sau tết - ảnh 8

Công nhân đang thi công thân trụ chính cầu Mỹ Thuận 2

XUÂN PHÚC

Đại công trường cầu Mỹ Thuận 2 tất bật ngay sau tết - ảnh 9

Sau tết, công nhân trên công trường cầu Mỹ Thuận 2 tất bật làm việc

XUÂN PHÚC

Đại công trường cầu Mỹ Thuận 2 tất bật ngay sau tết - ảnh 10

Công nhân thi công ở trụ cầu chính cầu Mỹ Thuận 2 phía bờ tỉnh Tiền Giang

XUÂN PHÚC

Cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông. Điểm đầu tại km 101+126, khớp nối với dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Điểm cuối tại km 107+740 với dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. Chiều dài dự án khoảng 6,61 km; trong đó, cầu chính dài 1,9 km, đường dẫn và cầu trên tuyến dài 4,7 km. Tổng mức đầu tư trên 5.000 tỉ đồng. Dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng vào năm 2023.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: Bất, câu, công, dài, Mỹ, ngay, tật, tết, thuận”, trương

Thị trường lao động trước Tết Nguyên đán tại TP.HCM: Không như kỳ vọng

12th January 2022 by admin

Ngày 12.1, Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM (trực thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) cho hay, đến nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp, cơ sở chưa hoạt động hết công suất vì để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, thăm dò thị trường tiêu thụ.

Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM nhận định, thị trường lao động sôi động nhất trong năm rơi vào thời điểm trước Tết Nguyên đán, tuy nhiên, năm nay lại không như cùng kỳ các năm trước.

Đồng thời, các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều là dệt may, điện – điện tử, bán hàng, lao động phổ thông…, đặc biệt là các công việc thời vụ tết. Phía Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM hiện nay đẩy mạnh tổ chức các phiên sàn giao dịch việc làm trực tuyến (www.vieclamhcm.net) để người lao động và doanh nghiệp đăng nhập vào website và kết nối trực tiếp với nhau, rút ngắn thời gian và chi phí đi lại.

Thị trường lao động trước Tết Nguyên đán tại TP.HCM: Không như kỳ vọng - ảnh 1

Hiện nay, các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều là dệt may, điện – điện tử, bán hàng, lao động phổ thông, các công việc thời vụ tết

khả hòa

Ngoài ra, để được tư vấn, giới thiệu việc làm, người lao động có thể liên hệ các số điện thoại: 028.3514.7484 – 028.3510.6121 hoặc 0339.163.968.

\n

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, năm 2022, thị trường lao động thành phố tiếp tục phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Về nhu cầu nhân lực, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM dự báo hai kịch bản. Kịch bản thứ nhất, tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng phức tạp, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế – xã hội, dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 cần khoảng 255.000 – 280.000 chỗ làm việc. Kịch bản thứ hai, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, diễn biến theo chiều hướng tích cực, dự kiến nhu cầu nhân lực năm 2022 cần khoảng 280.000 – 310.000 chỗ làm việc.

Nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm (cơ khí; điện tử; chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống; hóa dược – nhựa – cao su) chiếm hơn 19%, còn nhu cầu nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu (như thương nghiệp; vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; thông tin và truyền thông; hoạt động kinh doanh bất động sản…) chiếm 51,26%.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: Dẫn, động, không, kỹ, nguyên, như, Tài, tết, Thị, TP.HCM, trước, trương, vọng

10 dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022: Xu hướng phi chính thức gia tăng

3rd January 2022 by admin

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống xã hội (Viện SocialLife). Ngày 3.1.2022, PV Thanh Niên đã có buổi trao đổi với ông về những dự báo xu hướng thị trường lao động, việc làm trong năm 2022:

1. Doanh nghiệp chuyển sang thuê khoán dịch vụ, trả lương theo sản phẩm

Doanh nghiệp có xu hướng hoặc đầu tư máy móc tự động hóa để dần thay thế con người hoặc tuyển dụng và trả lương người lao động theo sản phẩm, không nhất thiết phải theo mô hình ký giao kết hợp đồng lao động.

PGS-TS Nguyễn Đức Lộc đánh giá, xu hướng nền kinh tế hậu tiền lương này được mở rộng và là tất yếu. Một, vì doanh nghiệp ngày càng muốn tối ưu hóa hoạt động sản xuất dịch vụ, trong khi đó, bối cảnh dịch Covid-19 là một “chất xúc tác” khiến xu hướng này đi nhanh hơn; Hai, người lao động có tay nghề ngày càng có xu hướng làm việc từ xa, làm nhiều việc khác nhau chứ không nhất thiết phải làm một công việc duy nhất.

2. Lao động giản đơn trở nên yếu thế nhất

Xu hướng trả lương mới quy trách nhiệm cho người lao động, đồng thời, có khả năng biến thành “cuộc đua tranh” về sản phẩm, rất dễ đào thải những lao động lớn tuổi.

Lao động giản đơn (lao động không đòi hỏi phải đào tạo về chuyên môn) không có nhiều lựa chọn và có thể bị ép vào cuộc chơi này, làm nhiều hơn để có tiền sống (làm nhiều hơn để mua sự an sinh).

10 dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022: Xu hướng phi chính thức gia tăng - ảnh 1

Công nhân Công ty TNHH Nobland Việt Nam (Q.12) ngừng việc vì không đồng tình hình thức trả lương mới vào ngày 25.12.2021

Về quan hệ lao động, thời gian ban đầu, có thể sẽ diễn ra nhiều xung đột giữa người lao động và doanh nghiệp, dễ thấy gần đây nhất là những vụ công nhân ngừng việc tập thể liên quan thay đổi hình thức trả lương.

3. Xu hướng “phi chính thức” lao động gia tăng

Những đô thị lớn như TP.HCM sẽ chứng kiến việc số lượng lao động phi chính thức (tức làm việc không có giao kết hợp đồng lao động) gia tăng. Nguyên do tương tự nêu trên, xuất phát từ hai phía doanh nghiệp và người lao động. Doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi nhuận hơn; còn người lao động ngày càng thích tự chủ, linh hoạt (có thể làm nhiều việc), ít áp lực…

10 dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022: Xu hướng phi chính thức gia tăng - ảnh 2

Xu hướng lao động phi chính thức gia tăng

BÍCH NGÂN

4. Lao động trên nền tảng chia sẻ có thể trở nên chính thức

Tuy nhiên, hướng ngược lại, lao động trên nền tảng chia sẻ (như tài xế công nghệ, giao hàng… trên các ứng dụng kỹ thuật số trung gian vốn chưa rõ ràng trong việc định danh mối quan hệ lao động – PV) rất có thể chuyển sang hướng chính thức. Bởi lẽ, rất nhiều tài xế coi đây là một ngành nghề chính thức, nên trong tương lai, có thể có nhiều thay đổi, bổ sung liên quan đến “danh phận” của nhóm này trong vận động chính sách.

10 dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022: Xu hướng phi chính thức gia tăng - ảnh 3

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống xã hội (Viện SocialLife)

ẢNH DO NVCC

5. Chi phí tiêu dùng có thể sẽ tăng cao

Lao động di cư trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán. Trong trường hợp lao động di cư trở lại dè dặt, chi phí tiêu dùng sẽ bị đẩy lên (như ở phân khúc chuỗi dịch vụ phụ trợ, logistics) vì thị trường thiếu lao động phi chính thức, khan hiếm lao động chân tay.

Đơn cử, nếu một công ty cần vận chuyển thông thường sẽ thuê mướn lao động phi chính thức để có giá rẻ hơn, tuy nhiên nếu thiếu vắng nhóm này, họ buộc phải thuê nhân công khác/đơn vị khác và gia tăng chi phí tiêu dùng sản phẩm. Trước đây, thị trường tiêu dùng tương đối bình ổn vì có sự tham gia của lao động phi chính thức.

\n

6. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn liền với các kỹ năng mềm về “visual”

Với xu hướng làm việc từ xa, một số ngành nghề thu hẹp và được máy móc thay thế, nhất là đối với khối văn phòng, hành chính, kế toán… Đồng thời, với khối văn phòng, đòi hỏi nhân viên đều phải sử dụng nền tảng số để xử lý công việc.

Xu hướng này, cùng với việc con người ngày càng tương tác trên không gian mạng nhiều hơn, cũng là cơ hội, kích thích ngành nghề sáng tạo, kỹ năng gắn với công nghệ, tư duy sáng tạo, các kỹ năng mềm về “visual” (trực quan) như thiết kế, marketing… Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi mức độ, thời gian làm việc chính xác và trách nhiệm cao hơn…

Một số lĩnh vực hiện hữu như xuất bản sẽ có xu hướng “độc đáo” hóa, làm ra các sản phẩm xa xỉ, hàng chất lượng, “handmade” nhiều hơn.

Trong khối ngành nông nghiệp, có thể thấy nhiều hơn mô hình nông nghiệp gắn liền với nghỉ dưỡng, có cung cấp dịch vụ thụ hưởng cho những người khác.

7. Xu hướng tổ chức đại diện cho người lao động theo ngành nghề

PGS-TS Nguyễn Đức Lộc cho hay, việc đại diện cho người lao động không phải dễ dàng. Tương lai, có thể chứng kiến những xu hướng nghiệp đoàn nhỏ, có tổ chức đại diện nhưng sẽ là cho nhóm ngành nghề hơn là đại diện tại doanh nghiệp.

Trước mắt, có hai hình thức là theo đại diện theo ngành nghề và nhóm tự lập, tự quản để giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, vấn đề nhỏ lẻ.

8. Mô hình nhà nước phúc lợi bị thách thức

Nêu ra hai mô hình về phúc lợi xã hội (những chi phí xã hội như lương hưu, bảo hiểm xã hội, y tế… – PV) gồm nhà nước phúc lợi và thị trường/dịch vụ phúc lợi, PSG-TS Nguyễn Đức Lộc nhận định, mô hình thị trường/dịch vụ phúc lợi sẽ nổi trội, gia tăng; trong khi đó mô hình nhà nước phúc lợi bị thách thức khi đi kèm xu hướng “phi chính thức” hóa, tỷ lệ người mất việc hoặc chuyển sang làm dịch vụ ngày càng cao.

Người lao động có thể rút ra khỏi hệ thống nhà nước phúc lợi để theo hướng làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu và tự trả tiền cho các dịch vụ về y tế, sức khỏe…

9. Thách thức nhất vẫn là “hiểu được” lao động di cư

Gói hỗ trợ Covid-19 khẩn cấp thời gian qua khi thực hiện cho thấy nhiều lúng túng, đồng thời nó cũng cho ra những bài học kinh nghiệm về cách thức tổ chức.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất vẫn là phải hiểu lao động di cư. PGS-TS Nguyễn Đức Lộc nhận định, lao động di cư thường âm thầm làm việc, có hướng né tránh những gì gọi là “chính thức”. Họ dễ bị tổn thương nhiều mặt, chỉ còn lại tên mình, nhưng ví dụ như khai báo tên, làm thẻ ngân hàng…, họ vẫn sợ bị lừa, gặp phiền phức… Nhà nước cần thực hành cho lao động di cư, để họ an tâm, tránh những lúng túng bị lặp lại. Các chính sách đưa ra cần hiểu sâu về lao động di cư, bằng không sẽ khó “gặp gỡ” nhau.

10. Hệ thống an sinh xã hội cho lao động phi chính thức

Việc xây dựng một hệ thống quỹ an sinh xã hội dành cho lao động phi chính thức là giải pháp được thực hiện trong thời gian tới, để họ có thể tham gia vào, giảm rủi ro như thiên tai, dịch bệnh… Tuy nhiên, mô hình này còn gặp nhiều thách thức, bởi người lao động chân tay, thu nhập rất ít nên họ có xu hướng không muốn chi những khoản tiền này, mà thay vào đó sẽ phụ thuộc vào an sinh xã hội tự nhiên như trong gia đình, con cái sẽ lo cho bố mẹ…

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: 2022, BẢO, chính, Dự, động, HƯỞNG, làm, năm, tăng, Thị, Thực, trương, việc

Dịch Covid-19 đã tác động đến thị trường lao động TP.HCM như thế nào?

22nd September 2021 by admin

Ngày 21.9, thông tin từ Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, đơn vị đã có báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến thị trường lao động TP.HCM. Theo đó, đợt dịch Covid-19 lần 4 (từ ngày 27.4) đã gây tác động lớn đến tình hình lao động, việc làm của doanh nghiệp và người lao động, nhất là với nhóm người lao động tự do, lao động nhập cư một thời gian dài.

Bản tin Covid-19 ngày 21.9: Cả nước 11.692 ca nhiễm mới | Một số nơi đã triển khai “thẻ xanh Covid”

Ngành dệt may, du lịch, giao thông… bị ảnh hưởng mạnh

TP.HCM có hơn 4.7 triệu lao động, trong đó, có hơn 3.2 triệu lao động làm công ăn lương. Đồng thời, có 286.336 doanh nghiệp hoạt động và 465.348 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.
Dịch Covid-19 đợt 4 bùng phát mạnh, doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề nhất là sản xuất công nghiệp, xây dựng, dệt may, da giày, du lịch, dịch vụ thương mại, giao thông và xuất nhập khẩu… bị tác động mạnh, rất đông doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Trong đó, tính riêng tại các khu chế xuất – khu công nghiệp (gồm 17 khu với hơn 278.000 lao động) và khu công nghệ cao (hơn 45.000 lao động) thì có tới 827 công ty, doanh nghiệp phải ngừng hoạt độn, với tổng số lao động hơn 244.000 người.
Theo Sở LĐ-TB-XH, tính đến ngày 12.9, TP.HCM có khoảng 21.000 doanh nghiệp đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lượng, ngừng việc với hơn 401.000 người lao động.
Trước tình hình này, để duy trình sản xuất, và đảm bảo phòng chống dịch, các doanh nghiệp phải thực hiện phương án làm việc mới: “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 điểm đến”. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực sản xuất chế biến, chế tạo đăng ký phương thức này. Còn những doanh nghiệp đăng ký thực hiện, nhất là đơn vị có quy mô lao động lớn trên 2.000 người phải đau đầu vì cách thức bố trí “3 tại chỗ” hay các chi phí rất tốn kém như thuê khách sạn, phương tiện vận chuyển người lao động…, chưa kể, lo thêm chi phí xét nghiệm, vật phẩm y tế…

Covid-19 sáng 22.9: Cả nước 702.972 ca nhiễm, 475.343 ca khỏi | TP.HCM tổ chức test nhanh thần tốc

Cụ thể, từ 0 giờ ngày 31.5, TP.HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ (riêng P.Thạnh Lộc, Q.12 và toàn Q.Gò Vấp giãn cách theo Chỉ thị 16) trong vòng 15 ngày. Đến ngày 14.6, TP.HCM gia hạn giãn cách theo Chỉ thị 15 thêm 2 tuần, tới ngày 29.6.
Sau đó, TP.HCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 10. Tới ngày 9.7, TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và kéo dài cho đến nay.

Đối với các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, hợp tác xã, nhất là lĩnh vực buôn bán nhỏ lẻ, chế biến, dịch vụ ăn uống, bất động sản… có số lượng lớn lao động bị ảnh hưởng nặng nề. Trước tình hình đó, UBND TP.HCM đã triển khai gói hỗ trợ Covid-19 theo Nghị quyết 09/2021 của HĐND TP.HCM, trong đó, hỗ trợ cho hơn 5.800 hộ kinh doanh phải dừng hoạt động; hỗ trợ thương nhân tại các chợ truyền thống là hơn 21.000 điểm/sạp kinh doanh…

Lao động tự do mất việc

Một chủ thể khác của nền kinh tế – người lao động, cũng bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó nhóm lao động ở lĩnh vực phi chính thức (tức lao động tự do, không ký kết hợp đồng, thu nhập thấp – PV) còn chịu nhiều thiệt thòi hơn do thiếu nhiều chiều về tiếp cận y tế, bảo hiểm xã hội, các khoản an sinh…
Ở đợt dịch thứ 4, theo Sở LĐ-TB-XH TP, lao động tự do phải tạm ngưng làm việc theo yêu cầu công tác phòng chống dịch, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và cần sự hỗ trợ của chính quyền.
Dịch Covid-19 đã tác động đến thị trường lao động TP.HCM như thế nào? - ảnh 1

Lao động tự do điêu đứng vì dịch Covid-19

KHÁNH TRẦN

Từ đầu tháng 7, TP.HCM đã triển khai hai gói hỗ trợ Covid-19 (cho tháng 7, tháng 8) cho nhóm này, mức 1,5 triệu đồng/người. Đồng thời, tính đến ngày 10.9, Sở LĐ-TB-XH đã tham mưu hỗ trợ cho lao động tự do gặp khó khăn, bị mất việc làm với số lượng hơn 1,2 triệu lượt người (tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ hơn 1.800 tỉ đồng). Trong đó, đợt 1 đã chi hỗ trợ cho 365.791 người, đợt 2 đã chi cho hơn 848.000 người.

Nhu cầu lao động lớn ở các chuỗi cửa hàng cung ứng thực phẩm

Từ tháng 7, TP.HCM thực hiện giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16 với nguyên tắc “ai ở đâu, ở yên đó”, lúc này, chỉ một số loại hình dịch vụ thiết yểu được phép hoạt động.
Điều đáng chú ý ở vấn đề cung ứng lao động và giải quyết việc làm của TP.HCM trong thời gian này chính là hệ thống các chuỗi cửa hàng cung cấp lương thực, thực phẩm như Bách hóa xanh, VinCommerce, 7-Eleven… có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn ở các vị trí như bán hàng, giao nhận hàng hóa… Tuy nhiên, việc tuyển dụng lại gặp khó, do việc lưu thông của người lao động bị hạn chế khiến nhiều nhà tuyển dụng phải dời thời điểm phỏng vấn ứng viên khi TP ngưng thực hiện giãn cách.
Riêng thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM (đơn vị trực thuộc Sở LĐ-TB-XH), tính trong tuần đầu của tháng 9, có 325 doanh nghiệp đăng ký có nhu cầu tuyển với hơn 1.300 lao động. Trong khi đó, số người có nhu cầu tìm kiếm việc làm là hơn 2.000 người, đa số không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Sở LĐ-TB-XH cũng đưa ra các giải pháp tập trung phục hồi kinh tế đối với việc tạo nguồn lao động. Theo đó, khi hết giãn cách xã hội, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để tìm kiếm, đào tạo nguồn lao động, nhất là vì đã có đông người lao động trở về quê tránh dịch.
Với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, Sở LĐ-TB-XH chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm rà soát nhu cầu theo từng lĩnh vực, ngành nghề của doanh nghiệp, từ đó kết nối với người lao động, đặc biệt quan tâm đến nhóm người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các phòng LĐ-TB-XH cấp quận để cập nhật nhu cầu của doanh nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động.
Sở LĐ-TB-XH cũng thông tin, để duy trì hoạt động sản xuất khi thiếu hụt lao động, doanh nghiệp cần cải cách quy trình sản xuất, hình thức hoạt động, có chính sách sử dụng nhân lựcđể chủ động tuyển dụng lao động phù hợp với nhu cầu của mình.
Dự kiến, chậm nhất vào ngày 24.9, TP.HCM sẽ triển khai gói hỗ trợ Covid-19 đợt 3 hơn 7.300 tỉ đồng cho hơn 7,3 triệu người (tức hơn 80% dân số TP), thực hiện hỗ trợ cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo; người lao động và người phụ thuộc người lao động khó khăn… Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/lần bằng tiền mặt.

Lao động – Việc làm | Tin Tức Tuyển Dụng
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: Covid19, Dịch, Đà, đến, động, nào, như, tác, thể, Thị, TP.HCM, trương

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • Next Page »

VIỆC LÀM MỚI

  • Nhu cầu nhân lực lớn ở 6 ngành công nghiệp tại TP.HCM
  • TUYỂN DỤNG KỸ SƯ KINH DOANH MẢNG TỰ ĐỘNG HÓA.
  • TP.HCM: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp điều chỉnh theo lương tối thiểu mới từ ngày 1.7
  • 4 năm tới, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần gần nửa triệu lao động
  • Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam viết 'tâm thư' gửi Thủ tướng về tăng lương tối thiểu vùng




TÀI KHOẢN







Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Giới thiệu
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

facebook
twitter
youtube
blogspot
pinterest

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN