TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm nang việc làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Nhu cầu nhân lực lớn ở 6 ngành công nghiệp tại TP.HCM

23rd June 2022 by admin

Ngày 22.6, theo nguồn tin PV Thanh Niên, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (gọi tắt là Trung tâm, đơn vị thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) vừa có báo cáo thực trạng lao động và dự báo nhu cầu nhân lực của 2 ngành công nghiệp truyền thống (dệt may – giày da) và 4 ngành công nghiệp trọng điểm (cơ khí; điện tử – công nghệ thông tin; chế biến tinh lương thực – thực phẩm; hóa dược – cao su) tại TP.HCM.

Nhu cầu nhân lực lớn ở 6 ngành công nghiệp tại TP.HCM - ảnh 1

Dự báo giai đoạn 2022 – 2026, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần từ 390.000 – 437.000 lao động

PHẠM HÙNG

Theo đó, năm 2021, TP.HCM có hơn 376.000 lao động ở lĩnh vực dệt may – giày da (chiếm 13% trên tổng số 2,8 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp tại TP.HCM). Đồng thời, thực trạng lao động và nhu cầu tìm việc ngành này giảm trong những năm qua (chỉ khoảng hơn 1.000 người mỗi năm có nhu cầu tìm việc).

Theo đánh giá, khó khăn chủ yếu hiện là đa số các doanh nghiệp dệt may – giày da có quy mô vừa, nhỏ, nguồn vốn thấp, còn khó khăn trong đầu tư, ứng dụng công nghệ… Trong khi đó, lao động ngành này chủ yếu tự học, tự đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các xí nghiệp. Ngoài ra, yêu cầu về lao động của ngành tăng rất nhanh, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ.

Tuy nhiên, ngành dệt may giày da cũng được đánh giá là hai ngành có doanh thu xuất khẩu rất lớn và thâm dụng lao động. Đặc biệt doanh nghiệp thuộc hai lĩnh vực này tập trung phần lớn ở TP.HCM, với năng lực sản xuất tương đương 40 – 50% cả nước. Theo quy hoạch phát triển giai đoạn 2022 – 2026, vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL với TP.HCM là trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may. Vì vậy, nhu cầu nhân lực cũng rất lớn.

\n

Theo Trung tâm, dự báo giai đoạn 2022 – 2026, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần từ 390.000 – 437.000 lao động, chủ yếu ở trình độ sơ cấp – trung cấp, chưa qua đào tạo. Bình quân mỗi năm cần từ 20.000 – 22.000 chỗ làm việc, chiếm 7% trong tổng nhu cầu nhân lực từ 271.000 – 322.000 chỗ làm việc/năm của TP.HCM.

TP.HCM cũng có chiến lược tăng cường đầu tư phát triển để các ngành công nghiệp trọng điểm mở rộng thị trường, tiếp thu trình độ khoa học, kỹ thuật cao, áp dụng những công nghệ mới, tăng giá trị gia tăng. Năm 2021, TP.HCM có khoảng 394.000 lao động làm việc trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm, tăng 7% so với năm 2017, tốc độ tăng trưởng lao động tăng qua các năm.

Dự báo nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm mỗi năm chiếm 23% tổng nhu cầu nhân lực của TP.HCM, với khoảng từ 65.000 – 73.000 chỗ làm việc, chủ yếu là lao động đã qua đào tạo. Đáng lưu ý, thị trường lao động có xu hướng tuyển dụng đòi hỏi cao về kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, không quá chú trọng bằng cấp. Tuy nhiên, lao động lành nghề tại TP.HCM còn ít. Do đó, theo Trung tâm, TP.HCM cần phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp thông qua các chính sách, cơ chế, đổi mới giáo dục…

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: câu, công, lớn, lực, Ngành, nghiệp, nhân, Tài, TP.HCM

TP.HCM: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp điều chỉnh theo lương tối thiểu mới từ ngày 1.7

22nd June 2022 by admin

Ngày 22.6, BHXH TP.HCM cho hay, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng, do đó mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, cũng có sự gia tăng.

Mức lương tối thiểu thay đổi thế nào từ sau ngày 1.7

Cụ thể, theo Nghị định 38/2022 của Chính phủ, mức lương tối thiểu mới theo tháng và lương tối thiểu theo giờ được áp dụng từ ngày 1.7.

Tại TP.HCM, vùng I (gồm các quận, TP.Thủ Đức và các huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè) sẽ có mức lương tối thiểu tháng là 4,68 triệu đồng/tháng và mức lương tối thiểu giờ là 22.500 đồng/giờ.

Vùng II (H.Cần Giờ) có mức lương tối thiểu tháng là 4,16 triệu đồng/tháng và mức lương tối thiểu giờ là 20.000 đồng/giờ.

Đối chiếu theo quy định của luật Việc làm năm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

\n

Lưu ý tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng thì mức hưởng 5 lần mức lương tối thiểu vùng khi nhận trợ cấp thất nghiệp cũng tăng theo.

Tại TP.HCM, mức hưởng tối đa tại vùng I là 23,4 triệu đồng/tháng (mức hưởng hiện hành là 22,1 triệu đồng/tháng). Còn mức hưởng tối đa tại vùng II là 20,8 triệu đồng/tháng (mức hưởng hiện hành là 19,6 triệu đồng/tháng).

Người lao động giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM (trực thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) và các chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, Cấp, chính, điều, HƯỞNG, mọi, mức, ngay, nghiệp, THẤT, theo, thiểu, tối, TP.HCM, Trợ, TỬ

4 năm tới, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần gần nửa triệu lao động

22nd June 2022 by admin

Ngày 22.6, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (đơn vị thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) cho biết đơn vị mới đây có báo cáo thực trạng lao động và dự báo nhu cầu nhân lực của 2 ngành công nghiệp truyền thống (dệt may – giày da) tại TP.HCM.

Theo đó, năm 2021, TP.HCM có hơn 376.000 lao động ở lĩnh vực dệt may – giày da (chiếm 13% trên tổng số 2,8 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp tại TP.HCM).

Tuy nhiên, thực trạng lao động và nhu cầu tìm việc ngành này giảm trong giai đoạn qua (chỉ khoảng hơn 1.000 người/năm có nhu cầu tìm việc).

4 năm tới, ngành dệt may - giày da tại TP.HCM cần gần nửa triệu lao động - ảnh 1

Ngành dệt may tại TP.HCM có tiềm năng phát triển mạnh và nhu cầu nhân lực lớn

khả hòa

Theo đánh giá, đa số các doanh nghiệp dệt may – giày da có quy mô vừa, nhỏ, nguồn vốn thấp, còn khó khăn trong đầu tư, ứng dụng công nghệ… Trong khi đó, lao động ngành này chủ yếu tự học, tự đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các xí nghiệp. Ngoài ra, yêu cầu về lao động của ngành tăng rất nhanh, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ.

\n

Dẫu vậy, ngành dệt may – giày da cũng được đánh giá có doanh thu xuất khẩu rất lớn (đứng thứ hai sau dầu thô), là ngành kinh tế chủ lực và thâm dụng lao động. Đặc biệt doanh nghiệp thuộc hai lĩnh vực này tập trung phần lớn ở TP.HCM, với năng lực sản xuất tương đương 40-50% cả nước.

Theo quy hoạch phát triển ngành dệt may – giày da giai đoạn 2022-2026 theo 7 khu vực, trong đó khu vực phía nam gồm: vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL với TP.HCM là trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may. Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực của ngành dệt may – giày da cũng rất lớn.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, giai đoạn 2022 – 2026, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần từ 390.000 – 437.000 lao động, chủ yếu ở trình độ sơ cấp – trung cấp, chưa qua đào tạo.

Bình quân mỗi năm, ngành dệt may – giày da cần từ 20.000 – 22.000 chỗ làm việc, chiếm 7% trong tổng nhu cầu lao động của TP.HCM (nhu cầu nhân lực của TP.HCM từ 271.000 – 322.000 chỗ làm việc/năm).

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: cần, Dệt, động, gần, giấy, năm, Ngành, nửa, Tài, tối, TP.HCM, Triệu

Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam viết 'tâm thư' gửi Thủ tướng về tăng lương tối thiểu vùng

16th June 2022 by admin

Bất cập giữa lương thực tế và mức tăng lương tối thiểu vùng

Ngày 16.6, ông Lưu Kim Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Khu Công nghệ cao, TP.Thủ Đức, TP.HCM), có thư kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH về Nghị định 38/2022 của Chính phủ về tăng lương tối thiểu cho người lao động tính từ ngày 1.7.2022.

Theo Nghị định 38, mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng – 260.000 đồng), chia theo 4 vùng. Tại TP.HCM, vùng I, tăng 260.000 đồng, từ mức 4,42 triệu đồng/tháng lên 4,68 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, theo ông Hồng, dẫu mức tăng như vậy, nhưng khi áp dụng vào thực tế thì đại đa số chủ doanh nghiệp có quyền không tăng lương cho người lao động đầu tháng 7.2022. Bởi, Nghị định 90/2019 quy định về việc áp dụng lương tối thiểu vùng, có khoản 1b, Điều 5, yêu cầu đảm bảo “cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định”.

Thực tế, tại doanh nghiệp, tất cả người lao động đều phải qua đào tạo mới có thể làm việc, nên lâu nay tất cả doanh nghiệp đều áp dụng mục 1b này và lương tối thiểu vùng I đều không thấp hơn mức 4,73 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, Nghị định 38 mới của Chính phủ đã bỏ phần quy định tương tự khoản 1b, Điều 5 ở Nghị định 90 cho phù hợp quy định của Bộ Luật Lao động 2019. Thực tế chủ doanh nghiệp có quyền không tăng lương tối thiểu cho nhân viên do mức đang áp dụng (4,73 triệu đồng/tháng) vì đã cao hơn mức 4,68 triệu đồng của Nghị định 38.

Như thế, mức lương tối thiểu vùng được quy định sẽ áp dụng cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. (Nếu đối chiếu các quy định, có thể thấy, từ ngày 1.7.2022, giữa người lao động phổ thông và người lao động đã qua học nghề trong cùng một vùng sẽ không còn khoảng cách về tiền lương tối thiểu – PV).

Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam viết 'tâm thư' gửi Thủ tướng về tăng lương tối thiểu vùng - ảnh 1

Quy định trả lương cao hơn 7% so với lương tối thiểu vùng cho người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề đã được đề cập ở nhiều văn bản dưới luật trước đó

PHẠM THU NGÂN

Còn đối với các công việc có mức lương khác cao hơn (như đối với lao động đã qua đào tạo, lưu ý số lượng người lao động qua đào tạo chiếm đa số) thì người lao động tự thương lượng, tự thỏa thuận với chủ sử dụng lao động.

Nhưng thực tế thì “tất cả công nhân nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất đều là lao động đã qua đào tạo và thử hỏi có người công nhân nào dám tự thương lượng mức lương tối thiểu với chủ doanh nghiệp và thương lượng thành công không? Xin Thủ tướng hỏi số liệu từ Bộ LĐ-TB-XH về phần này sẽ rõ”, ông Lưu Kim Hồng viết trong thư kiến nghị.

“Ban chấp hành Công đoàn còn không thương lượng lương được thì làm sao có công nhân có thể ?”

Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam cũng nêu trong thư: “Bản thân tôi là chủ tịch công đoàn đã 12 năm, mỗi khi Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng thì tôi và ban chấp hành công đoàn còn không thương lượng được thì làm sao có công nhân nào thương lượng được việc này ?”.

\n

Ông Lưu Kim Hồng dẫn chứng, hiện tại lương tối thiểu tại công ty là 4,73 triệu đồng/tháng, cao hơn mức tối thiểu Nghị định 90 là 600.000 đồng. “Chúng tôi chỉ có thể thương lượng được phần tăng lương cho các vị trí công việc khác trong thang bảng lương theo chức danh và theo công việc. Tình trạng của chúng tôi cũng là chung của đại đa số công đoàn doanh nghiệp FDI hiện tại. Không phải chúng tôi không dám đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhưng trường hợp này, chúng tôi ở thế yếu khi ngồi vào bàn thương lượng vì không có cơ sở để thương lượng khi không có hành lang pháp lý để dựa vào”.

Theo ông Hồng, đã 1,5 năm không tăng lương tối thiểu vùng, vừa qua khi Thủ tướng đối thoại với công nhân, mang đến cho mọi người niềm vui cực lớn khi thông báo Chính phủ đã đồng ý tăng lương tối thiểu.

Tuy nhiên, niềm vui không thật sự trọn vẹn vì mức tăng sẽ áp dụng đến hết năm 2023 và người lao động chưa kịp hưởng gì thì phải thất vọng vì thực tế là mức mới thấp hơn mức các doanh nghiệp đang áp dụng.

Hiện tại do ảnh hưởng nhiều vấn đề nên cả hai đều gặp khó: Chủ doanh nghiệp chịu áp lực lớn về chi phí khi vật giá leo thang theo giá xăng dầu; còn người lao động gặp khó khi giá cả sinh hoạt tăng cao mà lương không tăng.

“Tôi chợt nhớ Thủ tướng có câu nói “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” với cộng đồng nhà đầu tư. Tôi hy vọng bây giờ Thủ tướng hãy nói tiếp với họ “Lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ” để vận động họ tăng lương cho công nhân. Họ dù có khó khăn nhưng vẫn còn lợi nhuận. Còn một công nhân khó khăn, kéo theo cả gia đình khó khăn, con cái thiếu sữa, phần ăn thiếu chất dẫn đến một thế hệ trẻ em thiếu nhiều thứ khác và tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những việc này thì đất nước này sẽ đi về đâu?”, ông Hồng nêu trong thư.

Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam kiến nghị “Thủ tướng xem xét lại việc điều chỉnh tăng lương của lần này, sao cho thật sự có tăng so với mức 4,72 triệu đồng/tháng tại các doanh nghiệp và cũng là tăng ít nhất 6%”.

Trao đổi qua điện thoại với PV Thanh Niên trong chiều 16.6, một lãnh đạo Liên đoàn Lao động TP.HCM cho biết đã nắm được nội dung thư kiến nghị của ông Lưu Kim Hồng; đồng thời cũng đã có trao đổi với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về những vấn đề mà dư luận người lao động quan tâm liên quan Nghị định 38.

Một lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho hay đã có trao đổi, kiến nghị với Bộ LĐ-TB-XH xem xét để giải thích, có văn bản hướng dẫn cụ thể Nghị định 38 đảm bảo về quyền lợi cho người lao động và để tránh hiểu nhầm các quy định theo nghị định.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, &#039tâm, Chủ, công, đoán, gửi, Nidec, tăng, thiểu, THỦ, thư&#039, tích, TNHH, tối, tượng, VỆ, Việt, vùng

Người lao động thử việc có được hưởng tiền hỗ trợ thuê nhà?

11th June 2022 by admin

Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, Quyết định 08/2022 quy định rõ đối tượng và điều kiện hỗ trợ trợ tiền thuê nhà. Theo đó, đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, quy định phải “có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 1.4.2022”.

Đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động, quy định phải “có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1.4.2022 đến ngày 30.6.2022, trừ hợp đồng lao động giao kết tiếp nối của hợp đồng lao động đã giao kết và thực hiện trước đó”.

Ngoài ra, người lao động phải thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH) tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Theo đó, trường hợp người lao động thử việc chưa có hợp đồng lao động và chưa đóng BHXH sẽ không thuộc đối tượng hỗ trợ tiền thuê nhà theo Quyết định 08/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

\n

Điều đáng lưu ý khác, doanh nghiệp nợ đóng BHXH cho người lao động, dẫn đến thời điểm “tháng liền kề” bị gián đoạn, ảnh hưởng đến việc xác nhận quá trình tham gia BHXH thì người lao động cũng sẽ không được nhận hỗ trợ.

Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động được bắt đầu triển khai từ ngày 1.4 từ nguồn ngân sách nhà nước. Tại TP.HCM, dự kiến có hơn 1,1 triệu người lao động thuộc đối tượng thụ hưởng, với tổng kinh phí thực hiện khoảng 2.000 tỉ đồng. Theo số liệu của BHXH TP.HCM, tính đến ngày 6.6, đơn vị đã xác nhận danh sách cho 5.324 công ty, doanh nghiệp với 85.495 người.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: động, được, Hộ, HƯỞNG, người, Nhà, THỦ, thuê, TIÊN, Trợ, việc

  • 1
  • 2
  • 3
  • …
  • 26
  • Next Page »

VIỆC LÀM MỚI

  • Nhu cầu nhân lực lớn ở 6 ngành công nghiệp tại TP.HCM
  • TUYỂN DỤNG KỸ SƯ KINH DOANH MẢNG TỰ ĐỘNG HÓA.
  • TP.HCM: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp điều chỉnh theo lương tối thiểu mới từ ngày 1.7
  • 4 năm tới, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần gần nửa triệu lao động
  • Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam viết 'tâm thư' gửi Thủ tướng về tăng lương tối thiểu vùng




TÀI KHOẢN







Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Giới thiệu
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

facebook
twitter
youtube
blogspot
pinterest

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN