TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm nang việc làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Phong trào công nhân sẽ đối mặt nhiều thách thức

September 26, 2023 by admin

Sáng 24.9, Đại hội Công đoàn TP.HCM lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 bế mạc sau 2,5 ngày làm việc. Đến dự và phát biểu tại đại hội, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết ông đánh giá cao những kết quả của tổ chức công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động tại TP.HCM đạt được trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Văn Nên lưu ý việc nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, đặc điểm của TP.HCM – trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, đầu tàu kinh tế cả nước. TP.HCM có khoảng 5 triệu lao động từ nhiều địa phương đến, chủ yếu làm việc ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên: 'Đổi mới tư duy hoạt động công đoàn' - Ảnh 1.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại Đại hội Công đoàn lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 – 2028

VŨ THỦY

Thời gian tới sẽ có nhiều tác động, biến chuyển với định hướng cơ cấu lại tổng thể kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

“Mặt khác, các ngành nghề sản xuất kể cả khu vực phi chính thức cũng ít thâm dụng lao động hơn; lực lượng lao động đòi hỏi trình độ, kỹ năng và tay nghề cao hơn. Lúc đó hoạt động công đoàn và phong trào công nhân sẽ đối mặt với những thách thức không hề nhỏ. Từ đó đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy về tổ chức và phương thức hoạt động công đoàn”, ông Nguyễn Văn Nên nói.

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, muốn vậy phải đổi mới và nâng cao hiệu quả việc tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động; nghiên cứu, sáng tạo những mô hình mới, phù hợp đặc điểm thực tiễn phát triển sản xuất và xã hội thành phố; chủ động huy động nguồn lực để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ công đoàn.

“Trước hết là chủ động phối hợp các tổ chức đại diện, hiệp hội người sử dụng lao động để đề xuất với cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chuyên môn triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, quyền và phúc lợi xã hội, nhà ở, việc làm cho công nhân, người lao động; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nhất là lao động nữ, di cư, khu vực phi chính thức, bị mất việc…”, ông Nên cho biết.

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên: 'Đổi mới tư duy hoạt động công đoàn' - Ảnh 2.

Bí thư Nguyễn Văn Nên tặng bảng đồng của Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM cho Liên đoàn Lao động TP.HCM

VŨ THỦY

Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đủ năng lực và điều kiện, tâm huyết, gắn bó với người lao động, đồng thời có tri thức và kỹ năng.

Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh: “Nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Tôi đề nghị các cấp ủy đảng tăng cường lãnh đạo tổ chức và hoạt động công đoàn, quan tâm đúng mức việc kiện toàn bộ máy, bố trí cán bộ đúng tầm, sâu sát, khắc phục tình trạng buông lỏng vai trò lãnh đạo hoặc bao biện, làm thay. Chính quyền các cấp tạo điều kiện phối hợp, giúp đỡ công đoàn hoạt động thuận lợi, hiệu quả hơn”.

Trách nhiệm với người lao động

Cũng tham dự đại hội này, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đề cập các nhiệm vụ quan trọng về phát triển TP.HCM đến năm 2023 theo Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị. Theo đó những năm tới, lực lượng lao động TP.HCM dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh, nhất là lao động có trình độ cao.

Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển công đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở nhưng cũng là áp lực đối với tổ chức công đoàn trong bối cảnh các quy định của pháp luật về lĩnh vực lao động dự báo tiếp tục có những thay đổi lớn.

Ngoài ra, việc làm bền vững, nhà ở, nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế, giáo dục, an ninh trật tự, môi trường sống… tiếp tục là các vấn đề cấp thiết đối với đoàn viên, người lao động trên địa bàn thành phố và đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết.

“Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ hơn nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, đòi hỏi từng cấp công đoàn, mỗi cán bộ công đoàn thành phố cần ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình đối với tổ chức, với đoàn viên, người lao động”, ông Khang nhấn mạnh.

Đại hội Công đoàn TP.HCM lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã bầu Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động TP.HCM khóa XII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 với 55 người; bầu 17 người vào Ban Thường vụ và 15 ủy viên Ủy ban Kiểm tra Liên đoàn Lao động TP.HCM.

Các đại biểu cũng biểu quyết thông qua các chỉ tiêu chủ yếu, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Cụ thể như đến hết 2028, phấn đấu có gần 2 triệu đoàn viên công đoàn trở lên; ít nhất 83% doanh nghiệp, đơn vị có tổ chức công đoàn đủ điều kiện đại diện, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Công đoàn TP.HCM trong giai đoạn tới sẽ tập trung triển khai 3 đột phá gồm: tập trung đối thoại, thương lượng tập thể, mang lại lợi ích cho đoàn viên, người lao động, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, điều kiện và thời giờ làm việc; xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động công đoàn.

Cạnh đó, tổ chức xây dựng, triển khai 3 chương trình trọng tâm, gồm: nâng cao năng lực đại diện, hiệu quả thương lượng tập thể, đối thoại tại nơi làm việc, thực hành dân chủ ở cơ sở; nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở, đổi mới công tác vận động, tập hợp người lao động; đẩy mạnh trợ vốn, tín dụng cá nhân, tích cực tham gia phòng chống tín dụng đen trong công nhân lao động.

Lao động – Việc làm | thanhnien.vn
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: B&iacute, c&ocircng, dõi, mất, N&ecircn, nguyên, nh&acircn, nhiều, phỏng, sẽ, th&aacutech, THỦ, Thực, TP.HCM, tr&agraveo, vấn

Không bỏ quên khu vực phi chính thức trong chiến lược lao động

September 9, 2023 by admin

Ngày 6.9, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học về đề án chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Mục tiêu của đề án này nhằm phân tích đánh giá hiện trạng và các yếu tố tác động đến thị trường lao động TP.HCM; xác định những ngành, lĩnh vực hiện thừa, thiếu lao động; thực trạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo xu thế chung… Qua đó, đề xuất giải pháp đảm bảo việc làm bền vững cho người lao động (NLĐ) gắn với những yêu cầu liên quan đến hội nhập; các chiến lược lao động – việc làm.

Theo Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, đề án nghiên cứu đã đưa ra một số nhận định ban đầu về tình hình lao động – việc làm hiện nay. Trong đó có nghịch lý người thất nghiệp hoặc mất việc làm, trong khi nhiều doanh nghiệp không tuyển được lao động; cung – cầu lao động còn nhiều bất cập cho thấy thị trường lao động vận hành chưa thật sự hiệu quả.

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần xác định chính xác nhu cầu tuyển dụng và khả năng sử dụng lao động; các cơ quan phải làm rõ bức tranh “khát” lao động là như thế nào. Đồng thời, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống kết nối cung – cầu lao động, đặc biệt là các sàn giao dịch việc làm, các trung tâm giới thiệu việc làm để tạo sự kết nối liên thông giữa doanh nghiệp và NLĐ.

Một điểm nổi bật được nêu ra trong hội thảo là cần có các biện pháp tiến tới “chính thức hóa” khu vực phi chính thức, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ lao động khu vực này gia tăng vì tác động của đại dịch Covid-19, thất nghiệp. Sự gia tăng việc làm của khu vực phi chính thức tuy tiếp tục đóng góp kinh tế cho TP.HCM nhưng lại gia tăng rủi ro an sinh xã hội đối với NLĐ khi không được pháp luật bảo vệ và thiếu các điều kiện phúc lợi xã hội…

Thạc sĩ Lê Văn Thành, nguyên trưởng phòng Nghiên cứu văn hóa xã hội, Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho rằng về lâu dài cần “chính thức hóa” khu vực này để bảo vệ quyền lợi và đảm bảo an toàn cho NLĐ, tạo ra sự công bằng trong thị trường lao động. Các giải pháp có thể tính tới là cung cấp các cơ hội chuyển đổi hoặc hợp đồng lao động, kèm theo đào tạo; hỗ trợ cộng đồng để cải thiện điều kiện sống của NLĐ khu vực phi chính thức.

Lao động – Việc làm | thanhnien.vn
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: BỔ, ch&iacutenh, chiến, động, kh&ocircng, lược, qu&ecircn, Thực, trong, Vực

Thực tập sinh Việt Nam mang thai, sinh con tại Nhật Bản được bảo vệ quyền lợi

August 12, 2023 by admin

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) vừa có công văn gửi các doanh nghiệp về việc phối hợp thông tin các nội dung liên quan đến thực tập sinh doanh nghiệp dịch vụ đưa lao động đi làm việc tại Nhật Bản.

Thực tập sinh Việt Nam mang thai, sinh con tại Nhật Bản được bảo vệ quyền lợi - Ảnh 1.

Các thực tập sinh người Việt tại Nhật Bản (ảnh chụp tháng 10.2022)

THE YOMIURI SHIMBUN

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Tổ chức thực tập kỹ năng Nhật Bản (OTIT) vừa đề nghị phối hợp thông tin tới doanh nghiệp dịch vụ và thực tập sinh đi làm việc tại Nhật Bản một số nội dung liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi, nâng cao chất lượng sinh hoạt, công việc thực tập sinh và doanh nghiệp dịch vụ.

Cụ thể, theo quy định về việc thực tập sinh mang thai, sinh con và biện pháp bảo vệ quyền lợi bản thân khi mang thai, sinh con trong thời gian làm việc tại Nhật Bản, người lao động vẫn có thể tiếp tục thực tập kỹ năng ở Nhật Bản bởi luật pháp nghiêm cấm việc việc sa thải công nhân với lý do là đã mang thai.

Công ty phái cử và nghiệp đoàn quản lý không được phép cưỡng ép thực tập sinh về nước với lý do vì đã có thai.

Khi biết mình đã có thai, thực tập sinh có thể liên lạc và báo cho quầy tư vấn của nghiệp đoàn quản lý, người quản lý của công ty thực tập sinh đang thực tập hoặc nhờ đến cơ quan quản lý thực tập sinh người nước ngoài và quầy tư vấn khu vực thực tập sinh đang sinh sống để được tư vấn.

Khi nhận ra mình đã có thai, thực tập sinh cố gắng đăng ký sớm tại cơ quan hành chính địa phương nơi mình đang sinh sống để nhận được sổ sức khỏe bà mẹ và trẻ em cùng với phiếu khám thai.

Nếu thực tập sinh cảm thấy có thể sắp bị sa thải, hoặc bị bảo cho về nước thì hãy liên lạc đến cơ quan quản lý thực tập sinh người nước ngoài để được tư vấn.

Sau khi sinh con, lao động không được phép đi làm trong vòng 8 tuần đầu. Khoản thời gian sau đó, lao động có thể quay lại tiếp tục công việc thực tập kỹ năng.

Trường hợp lao động bị đình chỉ công việc thực tập kỹ năng để trở về nước sinh con, vẫn có thể xin tái nhập quốc Nhật Bản để tiếp tục công việc thực tập.

Để tiếp tục công việc thực tập, thực tập sinh cần phải làm thủ tục giấy tờ ở cơ quan quản lý thực tập sinh người nước ngoài. Về vấn đề muốn tái tiếp tục thực tập kỹ năng và thời điểm tái tiếp tục thì thực tập sinh nên liên lạc, báo cho nghiệp đoàn quản lý và công ty đang thực tập biết nguyện vọng của mình.

Ngoài tư vấn bằng tiếng Việt qua điện thoại và email, thực tập sinh Việt Nam có thể liên hệ với dịch vụ hỗ trợ tư vấn bằng cuộc gọi trực tuyến (ứng dụng zoom). Ngay cả khi lao động không có số điện thoại vẫn có thể nhận tư vấn cách sử dụng đường truyền internet trong môi trường wifi.

Trước đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, thời gian qua OTIT đã tiến hành điều tra các thực tập sinh Việt Nam và phát hiện một số thực tập sinh được doanh nghiệp yêu cầu ký bản cam kết hoặc tư vấn với nội dung: “Thực tập sinh sẽ bị về nước nếu mang thai, sinh con trong thời gian thực tập tại Nhật Bản”.

Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định, việc này không phù hợp quy định pháp luật của hai nước và Bản ghi nhớ hợp tác về chương trình thực tập kỹ năng.

Để tránh phát sinh sự việc nêu trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu doanh nghiệp quán triệt các nhân viên của doanh nghiệp trong quá trình tư vấn, tuyển chọn, giáo dục định hướng, ký kết hợp đồng… tuyệt đối không yêu cầu người lao động ký cam kết hoặc tư vấn với nội dung thực tập sinh sẽ bị về nước nếu mang thai, sinh con trong thời gian thực tập tại Nhật Bản.

Cuối tháng 4, truyền thông Nhật Bản đưa tin một thực tập sinh kỹ thuật người Việt Nam cư trú tại thành phố Higashihiroshima (Hiroshima, Nhật Bản) đã bị bắt vì nghi ngờ bỏ thi thể một bé sơ sinh tại một khu đất trống.

Nữ thực tập sinh 19 tuổi đã thừa nhận và nói với cảnh sát rằng tất cả cáo buộc đều đúng. Đây là vụ việc thứ hai liên quan tới thực tập sinh Việt Nam sinh con tại Nhật Bản. 

Trước đó, một thực tập sinh 24 tuổi bị cáo buộc bỏ lại thi thể của cặp song sinh chết lưu trong thùng carton tại nhà riêng ở thị trấn Ashikita (Kumamoto, Nhật Bản) vào tháng 11.2020.

Theo cuộc khảo sát do Cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản (ISAJ) tiến hành từ tháng 8 – 11.2022 để tìm hiểu xem liệu các thực tập sinh nước ngoài có bị phân biệt đối xử khi mang thai hoặc sinh con hay không, số nữ thực tập sinh trả lời câu hỏi của ISAJ đến từ 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Indonesia và Philippines.

Kết quả khảo sát cho thấy, 5,2% số nữ thực tập sinh trong cuộc khảo sát cho hay đã ký các văn bản có nội dung họ sẽ phải nghỉ việc nếu mang thai. Trong đó, có tới 70% đã ký văn bản tương tự với những tổ chức đưa thực tập sinh đến Nhật.

Cuộc khảo sát được tiến hành sau khi Chính phủ Nhật nhận khiếu nại từ một số thực tập sinh cho rằng họ bị ép nghỉ việc do mang thai hoặc sinh con, trong đó có vài trường hợp đã dẫn đến kiện tụng.

Sau kết quả của cuộc khảo sát trên, ISAJ cùng với Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi Nhật Bản gửi thông báo cho khoảng 3.600 tổ chức giám sát trên khắp nước này, nhấn mạnh việc ép buộc thực tập sinh nghỉ việc hoặc về nước nếu mang thai là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Lao động – Việc làm | thanhnien.vn
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: –Mảng, bạn, BẢO, được, lợi, NHẶT, quyền, sinh, Tài, tập, thai, Thực, VỆ, Việt

Ứng dụng rộng rãi công nghệ xác thực sinh trắc để ngăn chặn trục lợi BHXH

July 21, 2023 by admin

Thông tin trên được lãnh đạo BHXH Việt Nam cho biết tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ và đánh giá kết quả thí điểm ứng dụng xác thực sinh trắc học do BHXH Việt Nam tổ chức ngày 21.7.

Đề xuất ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc để ngăn chặn trục lợi BHXH - Ảnh 1.

Người dân đến nộp hồ sơ sử dụng công nghệ sinh trắc vân tay

Giảm thời gian chờ đợi từ 10 phút xuống còn 5 – 10 giây

Theo BHXH Việt Nam, sau hơn 6 tháng triển khai thí điểm công nghệ xác thực sinh trắc vân tay trên thẻ CCCD gắn chip trong khám, chữa bệnh BHYT tại 5 bệnh viện (ở Hà Nội và Quảng Bình); bộ phận một cửa ở BHXH một số địa phương như BHXH Q.Đống Đa (Hà Nội), BHXH Bình Dương… đã mang lại lợi ích cho cả người dân, cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan BHXH.

Với công nghệ mới, người dân đi khám, chữa bệnh BHYT, giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan BHXH chỉ cần đặt CCCD và ngón tay trỏ lên máy kiểm tra, máy tính sẽ hiện kết quả xác nhận chủ căn cước là một.

Qua thực tế triển khai tại địa phương, ông Hồ An Phong, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, cho hay trước đây, tại các cơ sở khám, chữa bệnh, cán bộ y tế phải tự xác thực CCCD và thẻ BHYT bằng mắt thường khi tiếp đón bệnh nhân, quy trình phải thực hiện tối thiểu 4 bước, thời gian ước tính khoảng 10 phút/địa điểm. Người dân mệt mỏi, chán nản khi phải chờ đợi đến lượt làm thủ tục.

“Việc đưa ứng dụng sinh trắc vân tay vào khám, chữa bệnh đã giúp giảm thời gian làm thủ tục xuống còn từ 5 – 10 giây, đảm bảo công bằng, giảm tải nhân lực, tiết kiệm hàng tỉ đồng/năm. Đặc biệt, việc ứng dụng này sẽ giảm tình trạng mượn thẻ, gian lận trong khám, chữa bệnh”, ông Phong chia sẻ.

Theo bà Lê Minh Lý, Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương, sau 8 tháng triển khai thí điểm công nghệ xác thực sinh trắc vân tay trên căn cước gắn chip trong tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính và đặt lịch làm việc trực tuyến, đã có khoảng 20.000 người nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa được xác thực sinh trắc, bình quân mỗi ngày 200 – 220 người.

“Qua quá trình thực hiện, cơ quan BHXH đã phát hiện 3 đối tượng sử dụng CCCD gắn chip nghi ngờ là giả để hưởng BHXH 1 lần, tổng số tiền nếu được tiếp nhận và giải quyết ước tính lên đến gần 200 triệu đồng.

Chúng tôi đã báo cáo với cơ quan công an xác minh, xử lý; đồng thời thông báo đến BHXH các tỉnh lưu ý và cảnh giác trước tình hình giả mạo giấy tờ tùy thân trong tiếp nhận và giải quyết các chế độ BHXH, đặc biệt là tình hình giả mạo CCCD gắn chip”, Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương nói.

Đề nghị sớm triển khai ứng dụng trên toàn quốc

Cho rằng hiện nay một số loại giấy tờ (đặc biệt là giấy tờ tùy thân) được làm giả một cách tinh vi, khó nhận dạng bằng mắt thường, bà Lý kiến nghị: “Việc hỗ trợ công cụ để có thể xác thực danh tính người thụ hưởng chế độ hết sức cấp bách. BHXH Việt Nam sớm triển khai ứng dụng này trên toàn quốc, nâng cấp phần mềm nghiệp vụ để lưu lại thông tin lẫn lịch sử sinh trắc của người làm hồ sơ, sau này còn đối chiếu”.

Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, trong quá trình triển khai các nhiệm vụ còn có những vướng mắc, thiếu hành lang pháp lý như: quy định về việc thực hiện xác thực sinh trắc trong khám, chữa bệnh BHYT; quy định về việc lưu trữ, sử dụng thông tin sinh trắc…

Trước những lợi ích của việc ứng dụng sinh trắc mang lại cho cả người dân, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ quan BHXH, tới đây, BHXH Việt Nam sẽ đề nghị Bộ TT-TT phối hợp với Bộ Công an ban hành quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết bị xác thực sinh trắc trên CCCD gắn chip và lưu trữ lịch sử truy vấn thông tin sinh trắc; đồng thời chủ trì tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc trong khám, chữa bệnh trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam sẽ điều chỉnh, nâng cấp phần mềm, trang bị thiết bị đọc thông tin sinh trắc trên CCCD gắn chip để mở rộng triển khai ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc trên CCCD gắn chip và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của ngành BHXH Việt Nam. Qua đó, giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tham gia; hạn chế gian lận, trục lợi Quỹ BHXH, BHYT.

Lao động – Việc làm | thanhnien.vn
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: BHXH, c&ocircng, chặn, dụng, để, lợi, NGÂN, nghề, r&atildei, rộng, sinh, Thực, trắc, Trúc, ứng, x&aacutec

TP.HCM đề nghị doanh nghiệp thực hiện nghiêm báo cáo biến động lao động mỗi tháng

July 3, 2023 by admin

Ngày 30.6, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho hay mới đây đơn vị có văn bản đề nghị các quận, huyện, TP.Thủ Đức, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM phối hợp khảo sát tình hình lao động trong các doanh nghiệp.

Hoạt động này nhằm tạo cơ sở để chính quyền TP.HCM đánh giá tình hình lao động mất việc làm và kịp thời có các giải pháp hỗ trợ người lao động trước bối cảnh thị trường lao động đối diện nhiều thách thức như doanh nghiệp giảm đơn hàng xuất khẩu, người lao động thất nghiệp gia tăng.

Cạnh đó, Sở LĐ-TB-XH đánh giá rằng thời gian qua, các doanh nghiệp chưa cập nhật đầy đủ các quy định về thực hiện thông báo tình hình biến động lao động theo quy định tại Thông tư 28/2015 của Bộ LĐ-TB-XH. Điều này dẫn đến việc nắm bắt, theo dõi tình hình biến động lao động tại TP.HCM bị hạn chế.

TP.HCM đề nghị doanh nghiệp thực hiện nghiêm báo cáo biến động lao động mỗi tháng - Ảnh 1.

TP.HCM đề nghị doanh nghiệp thực hiện đúng quy định thông báo tình hình biến động lao động nếu có vào mỗi tháng

NHẬT THỊNH

Do vậy, Sở LĐ-TB-XH đề nghị các đơn vị phổ biến cho các doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ quy định khi có biến động lao động. Cụ thể:

Các đơn vị mới thành lập, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập phải thông báo về số lao động làm việc tại đơn vị theo mẫu 28, Thông tư 28/2015.

Trước ngày 3 hằng tháng, người sử dụng lao động phải thông báo theo mẫu 29, Thông tư 28/2015 về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).

Trường hợp người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên, phải thông báo ngay với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Nơi tiếp nhận thông báo là Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM (đơn vị thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM), 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh, email: [email protected].

Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 30.6

Theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, 6 tháng qua, TP.HCM có hàng nghìn người lao động mất việc (bao gồm do thay đổi cơ cấu, công nghệ và chấm dứt hợp đồng lao động theo cơ chế thỏa thuận), số hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 2.727 người so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù tỷ lệ giải quyết việc làm tăng 0,21%, tỷ lệ tạo việc làm mới tăng 0,25% cho thấy thị trường lao động có dấu hiệu phục hồi, song còn nhiều thách thức khi hàng nghìn doanh nghiệp vẫn “chưa biết sẽ thế nào” thời gian sắp tới.

Lao động – Việc làm | thanhnien.vn
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: b&aacuteo, Biên, c&aacuteo, doanh, để, động, hiện, mọi, nghỉ, nghi&ecircm, nghiệp, th&aacuteng, Thực, TP.HCM

  • 1
  • 2
  • 3
  • …
  • 7
  • Next Page »

VIỆC LÀM MỚI

  • Nhu cầu và mức lương tuyển dụng việc làm ở TP.HCM mới nhất
  • Những khoản thu nhập nào phải tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
  • Tìm việc ở TP.HCM: Công nhân mỏi mòn chờ cơ hội
  • Đánh giá đúng vai trò của cung – cầu lao động
  • Ông Ngọ Duy Hiểu tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Giới thiệu
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

facebook
twitter
youtube
blogspot
pinterest

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: phanphoi.edu.vn