TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm nang việc làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Trăm tấn tôm hùm bông ế hàng: Dân “gồng” nợ, chờ thời

November 30, 2023 by admin

Tôm hùm bông hiện chiếm khoảng 20% sản lượng tôm hùm được thả nuôi tại các tỉnh Nam Trung bộ, mỗi vụ cho ra khoảng 600 tấn tôm thương phẩm.

2 tháng nay, đầu ra của tôm hùm bông ở Nam Trung bộ gặp khó khăn vì phía Trung Quốc ngừng thu mua.

Trăm tấn tôm hùm bông ế hàng: Dân gồng nợ, chờ thời - 1

Đầu ra của tôm hùm bông Khánh Hòa gặp khó khi Trung Quốc ngừng thu mua (Ảnh: Trung Thi).

Dù người nuôi tôm hùm bông phải bỏ chi phí, thời gian gấp đôi so với tôm hùm xanh nhưng giá bán loại hải sản này hiện chỉ ở mức khoảng 1,2 triệu đồng/kg (tôm loại 1), “ngang ngửa” giá tôm hùm xanh (1,1 triệu đồng/kg).

Vay mượn để lo thức ăn nuôi tôm

Vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) được xem là thủ phủ tôm hùm của tỉnh Khánh Hòa với 35.000 lồng nuôi, trong đó hơn một nửa là tôm hùm bông.

Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng thủy sản du lịch Vân Phong (thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh) với 32 xã viên đang tồn khoảng 100 tấn tôm hùm bông đúng kỳ xuất bán, trọng lượng trung bình 0,7-1 kg/con.

“Người nuôi vô cùng khó khăn, nợ mới chồng nợ cũ vì chi phí thức ăn phát sinh khi hàng không bán được. Mong sao nhà nước có chính sách giải quyết bài toán khó cho dân”, ông Võ Văn Thái, Giám đốc HTX nuôi trồng thủy sản Vân Phong nói.

Trăm tấn tôm hùm bông ế hàng: Dân gồng nợ, chờ thời - 2

Thương lái thu mua tôm hùm bông với giá 1,2 triệu đồng/kg để bán cho các nhà hàng, quán ăn (Ảnh: Phú Khánh).

Ông Trần Văn Thơm, Phó Giám đốc HTX Tôm hùm Sông Cầu (Phú Yên), cũng cho biết, đầu ra cho tôm hùm bông hiện vô cùng khó khăn. Hiện HTX thu mua cho các hộ nuôi với giá 1,2 triệu đồng/kg, cao hơn tôm hùm xanh chỉ 100.000 đồng/kg.

“Nuôi tôm hùm bông tốn chi phí, thời gian gấp đôi tôm xanh, nên với giá như hiện tại, bà con thua lỗ, khó khăn dữ lắm! Mỗi hộ nuôi muốn bán vài tạ để cầm chừng, lo tiền xoay xở thức ăn, duy trì lồng tôm thôi”, ông Thơm cho hay.

Cũng theo Phó Giám đốc HTX Tôm hùm Sông Cầu, với sức tiêu thụ ở nhà hàng, khách sạn trong nước “nhỏ giọt”, đầu ra của cả trăm tấn tôm hùm bông còn gian truân.

Trăm tấn tôm hùm bông ế hàng: Dân gồng nợ, chờ thời - 3

Người dân vẫn gắng gồng nợ mua thức ăn cho tôm hùm bông, chờ thời (Ảnh: Trung Thi).

Từng bước làm chủ giống tôm hùm

Theo Bộ NN&PTNT, nguyên nhân khiến tôm hùm bông ế hàng là do tháng 5 vừa qua, Trung Quốc cập nhật danh mục các loài động vật hoang dã cần được bảo vệ và tôm hùm bông nằm trong danh sách này.

Đến tháng 8, việc xuất khẩu tôm hùm bông qua Trung Quốc bị ngưng trệ do hải quan các cửa khẩu kiểm soát chặt tôm hùm bông khai thác tự nhiên nhập khẩu.

Cụ thể, Trung Quốc không nhập khẩu tôm hùm bông khai thác tự nhiên, chỉ nhập khẩu tôm hùm bông nuôi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Trong đó, con giống được khai thác từ tự nhiên đưa vào nuôi cũng bị xem là sản phẩm tôm hùm tự nhiên.

Do đó, trong thời gian tới, muốn xuất khẩu chính ngạch được, một trong các điều kiện tiên quyết với người nuôi là phải chứng minh được nguồn giống của sản phẩm nuôi.

Theo ông Lê Văn Hoan, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa, vấn đề làm chủ con giống hiện khó khăn tại các vùng nuôi. Các nhà lồng nuôi tôm vẫn chủ yếu nhờ vào nguồn tôm bột khai thác từ tự nhiên.

“Hiện nay, trong nước chưa chủ động được việc sản xuất con giống tôm hùm nên giống tôm hùm chủ yếu phải nhập khẩu. Tuy nhiên, quá trình bảo quản, vận chuyển từ nước xuất khẩu con giống về Việt Nam làm cho tôm hùm giống hao hụt rất lớn, làm giảm tỷ lệ sống khi thả nuôi”, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa thông tin.

tom-hum-giong-phu-yen_trung-thi

Tôm hùm giống khai thác từ tự nhiên ở Sông Cầu, Phú Yên (Ảnh: Trung Thi).

Tại Hội nghị thực trạng cung ứng con giống, thức ăn, vật tư nghề nuôi biển; truy xuất nguồn gốc sản phẩm và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi biển Việt Nam do Bộ NN&PTNT tổ chức vừa qua, ông Võ Văn Nha, Phó viện trưởng Viện Nuôi trồng thủy sản 3 (Bộ NN&PTNT), thông báo tin vui khi kết quả nghiên cứu trong việc sản xuất con tôm hùm giống trong nước đã có bước tiến triển lớn.

“Tính tới tháng 11 năm nay, nhóm nghiên cứu của Viện đã tạo ra ấu trùng tôm hùm bông đến giai đoạn thứ 9, sau hơn 120 ngày nuôi. Theo các tài liệu từ trước đến nay, ngay cả của Australia, ấu trùng này cũng cần đến ngày thứ 150 mới thành tôm hùm bông trắng”, ông Nha thông tin.

Phó viện trưởng Viện Nuôi trồng thủy sản 3 cho biết thêm, tỷ lệ sống hiện tại của ấu trùng là 0,5%, trong khi điều kiện đề tài là 0,001%.

“Đây là tín hiệu đáng mừng khi trên thế giới, chưa có nước nào sản xuất thành công giống tôm hùm bông thương phẩm”, ông Nha chia sẻ.

Theo ông Nha, để trở thành con giống tôm hùm bông thương phẩm, ấu trùng sẽ phải đến giai đoạn 12. “Chúng tôi hy vọng trong một năm tới, xử lý được các vấn đề thức ăn, môi trường, việc này sẽ thành công”, Phó viện trưởng Viện Nuôi trồng thủy sản 3 nói.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: BÓNG, chỗ, Dẫn, gồng, hàng, hùm, NỢ, Tận, thời, tôm, trăm

Người dân vùng cao thu cả trăm triệu đồng từ loại cây mọc hoang trong rừng

November 26, 2023 by admin

Từ năm 2012, người dân huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) bắt đầu thực hiện dự án Trồng mây nước dưới tán rừng phòng hộ. Ban đầu, dự án có quy mô 80ha với 40 hộ dân tham gia. Ông Phạm Văn Thót (xã Ba Trang, huyện Ba Tơ) là một trong những hộ dân đầu tiên tham gia dự án.

Ông Thót cho biết, trước đây, người dân vào rừng khai thác mây mọc hoang bán cho thương lái. Tuy nhiên, cây mây tự nhiên ngày càng ít đi. Trong khi đó, nhu cầu mây của thị trường khá lớn nên người dân bắt đầu trồng mây dưới tán rừng.

Người dân vùng cao thu cả trăm triệu đồng từ loại cây mọc hoang trong rừng - 1

Người dân huyện Ba Tơ thu hoạch cây mây nước (Ảnh: Quốc Triều).

Mỗi ha đất rừng có thể trồng xen 600-800 gốc mây nước. Cây mây nước nếu trồng dưới tán rừng có đầu tư phân bón, chăm sóc tốt thì chỉ sau 4-5 năm bắt đầu cho thu hoạch. Cây được chăm sóc và khai thác đúng quy trình sẽ cho thu hoạch liên tục 18-20 năm.

“Cây mây trồng khoảng 5 năm là cho thu hoạch. Cây trưởng thành đẻ nhánh rất nhanh nên cho thu hoạch liên tục, giúp chúng tôi có nguồn thu nhập thường xuyên”, ông Thót nói.

Cây mây nước được thu mua với giá  4.200 đồng/kg, có thời điểm giá mây nước lên đến hơn 7.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi ha mây nước trồng dưới tán rừng mang lại nguồn thu nhập 40-50 triệu đồng mỗi năm.

Người dân vùng cao thu cả trăm triệu đồng từ loại cây mọc hoang trong rừng - 2

Sau 5 năm trồng, mỗi ha mây nước có thể cho thu nhập 40-50 triệu đồng/năm (Ảnh: Quốc Triều).

Từ ngày thực hiện dự án trồng mây nước dưới tán rừng, người dân vào rừng thường xuyên hơn, qua đó góp phần bảo vệ rừng. Các khu rừng được giao cho người dân trồng mây không còn xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép.

Do hiệu quả kinh tế cao lại bền vữngnên ngày càng nhiều hộ dân tham gia trồng mây nước. Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.000ha cây mây nước, tập trung chủ yếu ở các huyện Ba Tơ, Minh Long, Trà Bồng.

Người dân vùng cao thu cả trăm triệu đồng từ loại cây mọc hoang trong rừng - 3

Niềm vui của người dân vùng cao Quảng Ngãi trong mùa thu hoạch mây nước (Ảnh: Quốc Triều).

Ông Phạm Duy Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi, cho biết thời gian qua, ngành kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các dự án, mô hình trồng mây nước dưới tán rừng.

Đây thực sự là hướng đi phù hợp nhằm góp phần phát triển kinh tế đồi rừng, nâng cao thu nhập cho người nông dân từ nghề rừng, tạo điều kiện cho người nông dân gắn bó với rừng.

Việc trồng mây nước dưới tán rừng đã góp phần chuyển đổi tư duy từ phát triển, sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang phát triển kinh tế lâm nghiệp.

Thời gian tới, ngành kiểm lâm sẽ tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chuyên môn mở rộng diện tích trồng cây mây nước cũng như trồng các loại cây dược liệu. Việc này sẽ giúp người dân khai thác hiệu quả kinh tế rừng một cách bền vững.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: cả, cây, Dẫn, động, hoàng, loài, móc, người, rừng, trăm, Triệu, trong, TỬ, vùng

Thầy giáo thu trăm triệu đồng mỗi năm nhờ gom… phân khắp vùng

November 25, 2023 by admin

Anh Thái Quang Nhật (45 tuổi) giảng dạy tại Trường Tiểu học thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh.

Vừa gắn bó với bục giảng, anh Nhật vừa trăn trở với ước mơ khởi nghiệp, làm giàu từ mô hình nông nghiệp, chăn nuôi trên chính quê hương của mình.

Đầu năm 2021, nam giáo viên ra Hà Nội thăm người thân. Tại đây, anh nhận thấy mô hình nuôi giun quế của một số hộ dân mang lại lợi nhuận cao, trong khi vốn bỏ ra ít.

Thầy giáo thu trăm triệu đồng mỗi năm nhờ gom... phân khắp vùng - 1

Thầy giáo Thái Quang Nhật tranh thủ nuôi giun quế ngoài thời gian giảng dạy tại trường (Ảnh: Văn Nguyễn).

Trong vùng có nhiều trang trại nuôi lợn quy mô lớn, anh Nhật nảy sinh ý tưởng tận dụng nguồn phân thải để nuôi giun quế.

Để có thêm kinh nghiệm, anh lên mạng tìm hiểu kỹ thuật nuôi, sau đó tìm đến tận trang trại ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) tham quan, học hỏi thực tế.

Trở về quê, anh Nhật quyết định thuê hơn 3ha đất trồng keo tại thị trấn Vũ Quang để thực hiện mô hình. Chuồng trại được  xây dựng trên mảnh đất với diện tích 600m2 rồi đầu tư hơn 100 triệu đồng mua giống về thả nuôi.

Từ kiến thức có được, anh Nhật xây dựng chuồng trại đảm bảo các tiêu chí đủ ánh sáng, nhiệt độ mát mẻ, đủ kín để các loại côn trùng không thể xâm nhập.

Thầy giáo thu trăm triệu đồng mỗi năm nhờ gom... phân khắp vùng - 2

Anh Nhật xây dựng chuồng trại đảm bảo các tiêu chí đủ ánh sáng, nhiệt độ mát mẻ (Ảnh: Văn Nguyễn).

Anh thu gom phân thải từ các trại chăn nuôi lợn mang về ủ bằng chế phẩm sinh học rồi sử dụng làm thức ăn hàng ngày cho giun.

“Giun quế có đặc tính thích ăn phân động vật. Nuôi giun quế không mất quá nhiều thời gian nên tôi tranh thủ làm công việc này ngoài giờ công tác tại trường”, anh Nhật nói.

Các sản phẩm từ giun quế của anh Nhật được nhiều cơ sở, trang trại thu mua, sử dụng làm thức ăn cho gia cầm, thủy sản. Ngoài ra, phân hữu cơ vi sinh giun quế cũng được xuất bán cho các trại trồng rau, quả theo hướng VietGAP và hữu cơ.

Thời gian qua, lượng khách tìm đến cơ sở của anh Nhật ngày càng nhiều, sản phẩm sản xuất tiêu thụ luôn ổn định.

Hiện giá bán giun giống 40.000-50.000 đồng/kg, giun câu giá 120.000 đồng/kg, còn phân giun quế được nam giáo viên bán với giá 2.000 đồng/kg. Mô hình nuôi giun giúp anh Nhật thu về mỗi năm trên 100 triệu đồng.

Thầy giáo thu trăm triệu đồng mỗi năm nhờ gom... phân khắp vùng - 3

Việc thu gom phân về nuôi giun quế của anh Nhật mang lại hiệu quả bất ngờ (Ảnh: Văn Nguyễn).

“Tôi bất ngờ vì sản phẩm làm ra được nhiều cơ sở, trang trại, khách hàng ưa chuộng và tìm đến nhiều. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng mô hình nuôi giun quế để tăng lượng cung ứng sản phẩm ra thị trường”, anh Nhật chia sẻ.

Ông Lê Ngọc Trung, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vũ Quang, đánh giá mô hình nuôi giun quế của thầy giáo Nhật không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần xử lý ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi cũng như hạn chế hóa chất trong nông nghiệp.

Cũng theo ông Trung, địa phương sẽ tuyên truyền để người dân trong vùng học hỏi, tìm hiểu nhằm nhân rộng mô hình này.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: động, GIAO, gom..., khắp, mọi, năm, nhỏ, Phần, Thay, trăm, Triệu, vùng

Loại cây gợi sự nghèo đói một thời giờ giúp bà con thu trăm tỷ đồng

November 20, 2023 by admin

Sáng sớm trên những sườn đồi tại bản Xa Lung, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã tất bật không khí lao động hăng say. Hàng chục người cuốc đất, nhổ sắn, rồi khuân vác sắn để vận chuyển ra điểm tập kết, cân bán cho thương lái.

Cõng bao tải sắn vượt qua những sườn đồi dốc, Thào A Pao ướt đẫm mồ hôi, nói: “Mệt thì mệt nhưng bao năm trồng sắn năm nay mới được mùa, lại được giá, Pao vui, quên cả mệt nhọc”.

Loại cây gợi sự nghèo đói một thời giờ giúp bà con thu trăm tỷ đồng - 1

Sắn được mùa, được giá, bà con vùng biên phấn khởi, vui mừng (Ảnh: Hạnh Linh).

Nhà A Pao trồng 2ha sắn, đã thu hoạch được 1ha, cho sản lượng 20 tấn. Với giá bán 2.100 đồng/kg, gia đình A Pao thu về hơn 40 triệu đồng. Trên đồi của gia đình còn khoảng 20 tấn sắn chưa thu hoạch.

Theo A Pao, năm nay sắn được mùa, giá cao hơn, dự tính nhà Pao sẽ có 40 tấn sắn củ và thu về hơn 80 triệu đồng.

Loại cây gợi sự nghèo đói một thời giờ giúp bà con thu trăm tỷ đồng - 2

Những bao tải màu trắng đầy sắn trên những khoảnh đồi ở huyện vùng biên Mường Lát (Ảnh: Hạnh Linh).

“Sắn được mùa, giá cao, gia đình A Pao có đồng ra đồng vào từ bán sắn, bữa cơm có thịt, vợ Pao đi chợ mua áo ấm cho các con. Tết năm nay nhà Pao sẽ no ấm hơn Tết trước”, A Pao cười khoái chí.

Anh Sùng Seo Sểnh, Bí thư kiêm Trưởng bản Xa Lung, cho biết, bà con Xa Lung rất vui khi giá sắn tăng gấp đôi so với những năm trước.

Bản Xa Lung có 60 hộ và hầu hết các hộ trồng sắn. Sắn là cây trồng lâu năm, mang lại nguồn thu ổn định cho các hộ dân.

Loại cây gợi sự nghèo đói một thời giờ giúp bà con thu trăm tỷ đồng - 3

Nhờ hợp thổ nhưỡng, khí hậu sắn ở Mường Lát củ to, nhiều tinh bột (Ảnh: Hạnh Linh).

Theo anh Sểnh, đồng bào Mông ở Xa Lung xuống giống trồng sắn từ tháng 2, tháng 3 và bắt đầu thu hoạch vào tháng 10, 11 âm lịch. Sắn là loại cây dễ trồng, không tốn nhiều công và chi phí chăm bón.

“Sắn được mùa, giá cao bà con vui như Tết. Cứ cái đà này, chả mấy chốc mà đồng bào Mông ở Xa Lung sẽ thoát nghèo, có của ăn, của để”, anh Sểnh vui mừng nói.

Loại cây gợi sự nghèo đói một thời giờ giúp bà con thu trăm tỷ đồng - 4

Nhiều thanh niên vùng biên mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng sắn (Ảnh: Hạnh Linh).

Nhìn bao tải trắng xếp chất chồng thành từng đống trên những sườn đồi, ông Hà Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Mường Lý, cho biết, xã có gần 1.000ha sắn, trong đó khoảng 400ha trồng sắn chất lượng cao.

Cây sắn hợp thổ nhưỡng, khí hậu, chăm sóc đúng kỹ thuật nên cho củ to, nhiều củ, lượng tinh bột lớn nên luôn được giá.

Giá sắn thời điểm hiện tại là 2.100 đồng/kg. Nếu sắn có lượng tinh bột lớn thì có giá 2.200-2.500 đồng/kg. Uớc tính doanh thu từ sắn của địa phương đạt hàng chục tỷ đồng.

Loại cây gợi sự nghèo đói một thời giờ giúp bà con thu trăm tỷ đồng - 5

Sắn đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở Mường Lát (Ảnh: Hạnh Linh).

Ông Tuấn cho biết, từ đầu vụ đến nay, thương lái từ khắp nơi đổ về đây để thu mua sắn. Những xe tải len lỏi vào từng bản để thu mua, tập kết rồi vận chuyển đi bán hoặc về các nhà máy chế biến.

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết, toàn huyện có gần 3.000ha sắn, bình quân 1ha sắn sẽ cho sản lượng 18 tấn, với giá bán giao động từ 2.100 đồng đến 2.600 đồng/kg sẽ thu về khoảng 110 tỷ đồng tiền sắn.

Loại cây gợi sự nghèo đói một thời giờ giúp bà con thu trăm tỷ đồng - 6

Thương lái đưa xe ô tô đến tận bản để mua sắn (Ảnh: Hoàng Trung).

Theo ông Bình, đây là năm đầu tiên đưa sắn vào trồng đại trà trên địa bàn huyện Mường Lát. Chính quyền địa phương phối hợp với Công ty CP sản xuất chế biến nông lâm sản và vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh bao tiêu, thu mua sắn tại điểm tập kết.

“Sắn cho sản lượng cao, được giá, UBND huyện khuyến cáo bà con không nên đốt, phá rừng tự nhiên để trồng sắn. Và luôn tuân thủ theo hợp đồng, các điều khoản ràng buộc đã ký kết với công ty”, ông Bình nói.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: cây, dõi, động, giờ, giúp, gội, loài, một, nghèo, Sự, thời, trăm, Tỷ

Người phụ nữ kiếm trăm triệu đồng mỗi năm nhờ trồng loại đào kỳ lạ

November 15, 2023 by admin

Từ loại cây ít người biết đến, thường trồng trang trí ở các chùa Khmer, vài năm gần đây, cây hồng nhung trở thành nông sản giúp chị Lý Thị Thanh Xuân (35 tuổi, dân tộc Khmer, tỉnh Sóc Trăng) có thu nhập khá.

Chị Xuân cũng là tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất hồng nhung với 10 thành viên tại địa phương. 

Người phụ nữ kiếm trăm triệu đồng mỗi năm nhờ trồng loại đào kỳ lạ - 1

Chị Xuân có thu nhập ổn định nhờ cây hồng nhung (Ảnh: Bảo Kỳ).

Chị Xuân cho biết, hồng nhung là cây thân gỗ, tán lá to, ít bị sâu và rụng lá, hình dạng quả đào. Lúc trái còn non thì lớp lông bên ngoài màu xanh, khi chín lớp lông chuyển sang màu vàng cam và đỏ nâu. Hồng nhung ra quả từng chùm, mỗi chùm từ 3 đến 4 trái hoặc nhiều hơn.

Khi chín, trái hồng nhung tự rụng xuống. Để ăn, cần chà sạch lớp lông mịn như nhung bên ngoài, gọt bỏ vỏ, ăn liền hoặc ướp lạnh trước khi dùng. 

“Lúc trước, chưa ai biết giá trị của cây nên chỉ ngồi dưới gốc cây cho mát, có trái chín rụng xuống thì trẻ con nhặt lên ăn. Về sau khi mọi người ăn thử, thấy hương vị trái thơm ngon nên hái trái bán cho du khách. Từ chỗ đó tôi có ý định trồng hồng nhung để cải thiện thu nhập”, chị Xuân chia sẻ. 

Người phụ nữ kiếm trăm triệu đồng mỗi năm nhờ trồng loại đào kỳ lạ - 2

Trái hồng nhung có lớp lông mịn bao quanh (Ảnh: Bảo Kỳ).

Năm 2018 tận dụng cây hồng nhung con mọc trong sân chùa, chị đem về ươm thử sau vườn nhà. Đến nay, cây đã bắt đầu cho trái, năng suất có thể đạt 150-200kg trái/vụ/năm.

Tuy nhiên, cũng có một số cây thì không cho trái hoặc ra hoa nhưng không đậu trái, hiện tượng này thường được người dân địa phương gọi là cây “đực”. 

Do số lượng khách mua trái thương phẩm và cây giống khá nhiều, chị Xuân phải liên kết các hộ trong vùng mới đủ cung cấp cho thị trường. Tới mùa, chị Nhung bao tiêu trái hồng nhung chín còn cây giống thì thu mua quanh năm.

Hiện trái hồng nhung được chị Xuân bán trái giá dao động 50.000-70.000 đồng/kg; riêng cây giống có giá từ 30.000 đến 400.000 đồng/cây (tùy cây lớn nhỏ).

Người phụ nữ kiếm trăm triệu đồng mỗi năm nhờ trồng loại đào kỳ lạ - 3

Chị Xuân bán trái và cây giống hồng nhung (Ảnh: Bảo Kỳ).

“Trồng hồng nhung ít công chăm sóc lại chẳng cần phân, thuốc nên nhẹ chi phí đầu vào. Chủ yếu, mình tốn tiền mua cây con hoặc hạt của bà con rồi đem về ươm, nhân giống”, chị Xuân nói thêm. 

Ngoài bán hồng nhung thương phẩm, chị Xuân còn có cơ sở ươm cây giống. Mỗi năm, cung cấp cho thị trường khoảng 10.000 cây, phân phối ở các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh…

Từ lao động nông nhàn, nhờ trái hồng nhung, chị Xuân có thể kiếm gần 100 triệu đồng/năm, đồng thời tạo thêm thu nhập cho các hộ trồng hồng nhung ở địa phương.

Lãnh đạo UBND xã Phú Tân (Châu Thành, Sóc Trăng) cho biết, cây hồng nhung được người dân địa phương trồng nhiều nhưng cơ sở sản xuất cây giống và bán trái thương phẩm nổi trội nhất là hộ chị Xuân. 

Xã cũng đang xây dựng hồng nhung là sản phẩm tiềm năng OCOP để góp phần quảng bá thêm sự đa dạng sản phẩm cây trồng. Từ đó đưa cây hồng nhung trở thành cây sinh kế mang tính bền vững của người dân địa phương.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: đạo, động, kiêm, kỹ, lạ, loài, mọi, năm, người, nhỏ, Nữ, PHỤ, trăm, Triệu, trong

  • 1
  • 2
  • Next Page »

VIỆC LÀM MỚI

  • Báo động tăng lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc
  • Lao động thất nghiệp không muốn có việc mới?
  • Doanh nghiệp khó, vẫn có Tết cho công nhân
  • 2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà
  • Ghét sếp lắm rồi vẫn nhịn, chờ 60 triệu đồng thưởng Tết mới…. “bùng”

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Giới thiệu
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

facebook
twitter
youtube
blogspot
pinterest

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: phanphoi.edu.vn