TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm nang việc làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

“2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, năm nào tôi cũng nhận chất vấn về dạy nghề”

November 17, 2023 by admin

Người đứng đầu Bộ LĐ-TB&XH đề cập chuyện này khi dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường Cao đẳng Lào Cai chiều 16/11.

Quyết định thu về quả ngọt 

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ghi nhận, biểu dương thầy và trò Trường Cao đẳng Lào Cai đã nỗ lực vượt khó để có những tiến bộ nhanh và vững chắc sau 5 năm sáp nhập.

Ôn lại kỉ niệm 5 năm trước, khi là người ký quyết định sáp nhập, tổ chức lại các trường thuộc các lĩnh vực y tế, kinh tế, văn hóa… thành Trường Cao đẳng Lào Cai, Bộ trưởng chia sẻ, thời điểm đó, ông và lãnh đạo tỉnh Lào Cai vừa mừng, vừa lo.

Tuy nhiên, với quyết tâm rất cao, quyết định đó đến ngày hôm nay đã thu về quả ngọt.

2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, năm nào tôi cũng nhận chất vấn về dạy nghề - 1

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu trong lễ khai giảng năm học mới tại trường Cao đẳng Lào Cai (Ảnh: Nguyễn Sơn).

“Việc quyết định điều chuyển một Chủ tịch huyện về làm hiệu trưởng nhà trường chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, với tư duy rất cởi mở, chúng tôi đặt trọn niềm tin vào hiệu trưởng và đến nay điều đó đã thành công”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ.

Qua báo cáo của Hiệu trưởng nhà trường, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ấn tượng với những thành tựu thầy và trò nhà trường đã đạt được sau 5 năm sáp nhập từ 5 đơn vị, lĩnh vực khác nhau.

Bộ trưởng khái quát, 5 năm qua (2018-2023), thầy và trò Trường Cao đẳng Lào Cai vượt qua nhiều khó khăn thách thức và đã đạt được những dấu mốc quan trọng, những thành tựu nổi bật như sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn hơn, hoạt động đi vào nền nếp, hiệu quả hơn.

Đội ngũ nhà giáo không ngừng nâng cao về chất lượng và phát triển về số lượng. Trên 300 nhà giáo và nhà quản lý của nhà trường có gần 50% trình độ tiến sĩ và thạc sĩ.

Công tác tuyển sinh có nhiều đổi mới, với cách làm sáng tạo, từ đó kết quả tuyển sinh hằng năm luôn hoàn thành chỉ tiêu giao. Chất lượng đào tạo nghề có nhiều chuyển biến, dần đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của đại đa số doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, năm nào tôi cũng nhận chất vấn về dạy nghề - 2

Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH tặng quà Trường Cao đẳng Lào Cai nhân kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023) và sơ kết 5 năm sáp nhập (Ảnh: Nguyễn Sơn).

“Sinh viên ra trường có việc làm không, thu nhập có tốt không. Sau khi ra trường người học có nhu cầu học lên, có được học liên thông không… Đây là điều tôi rất quan tâm”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Ông vui mừng khi cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo của nhà trường được đầu tư bài bản và dần hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ. Đặc biệt, nhà trường đã khẳng định được vị thế là một đơn vị trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên cả nước.

“Trường ở một tỉnh miền núi biên giới, địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đã đạo tạo thường xuyên 48.000 học sinh, sinh viên, chiếm 10% lực lượng lao động của tỉnh. Đến thời điểm này, nhà trường đã đào tạo 7 ngành, nghề, lĩnh vực thuộc chương trình chất lượng cao, trình độ ASEAN”, theo Bộ trưởng đây là một bước tiến đột phá của Trường Cao đẳng Lào Cai.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trân trọng cảm ơn đội ngũ nhà giáo qua các thời kỳ, đã chung tay tạo nên sự thay da đổi thịt của Trường cao đẳng Lào Cai, đạt được những tiến bộ nhanh, vững chắc chỉ trong một thời gian ngắn.

Đơn đặt hàng của Bộ trưởng

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đào tạo nguồn nhân lực là một việc hết sức khó khăn đối với mọi quốc gia, đào tạo nghề lại càng khó khăn hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển theo định hướng kinh tế xanh, kinh tế số, chuyển đổi không gian, việc đòi hỏi thay đổi căn bản nền giáo dục nghề nghiệp, theo Bộ trưởng, càng quan trọng hơn bao giờ hết.

“Tôi làm Bộ trưởng 2 nhiệm kỳ, 8 năm qua, tất cả các kỳ họp Quốc hội, gần như kỳ nào cũng nhận những chất vấn, sát hạch về giáo dục nghề nghiệp. Điều đó cho thấy xã hội rất quan tâm, Quốc hội rất chú trọng vấn đề này và xã hội đòi hỏi chúng ta rất cao”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Về nhiệm vụ năm học 2023 – 2024 và những năm tiếp theo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu nhà trường, tỉnh Lào Cai tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến chất lượng, tạo ra những đột phá mới không chỉ giải quyết vấn đề thất nghiệp mà còn góp phần tăng năng suất lao động, tạo ra việc làm mới.

2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, năm nào tôi cũng nhận chất vấn về dạy nghề - 3

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh trao bằng khen của Bộ trưởng tặng tập thể, cá nhân của nhà trường (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Tư lệnh ngành LĐ-TB&XH cho rằng, giáo dục nghề nghiệp muốn đột phá mạnh phải có sự phối hợp giữa nhà trường và các cấp, các ngành. Do đó, ông lưu ý, việc phối hợp đối với đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp là khâu đột phá rất quan trọng, làm sao phải biến các doanh nghiệp như một trường đào tạo nghề khi đó mới thành công.

Bộ trưởng lưu ý, giáo dục nghề nghiệp phải phát triển theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng, đa chương trình, đa đối tượng đào tạo. Trong trường cao đẳng có trung cấp, sơ cấp và tiến tới trong trường được dạy học sinh cùng lúc hai bằng, tốt nghiệp cơ sở và học nghề.

2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, năm nào tôi cũng nhận chất vấn về dạy nghề - 4

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và lãnh đạo tỉnh Lào Cai chụp hình lưu niệm cùng nhà trường (Ảnh: Nguyễn Sơn).

“Sáng học viên có thể học văn hóa, chiều học nghề để không bị gián đoạn mất 3 năm phổ thông”, theo Bộ trưởng, đây là một hướng giải quyết cho giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới.

Tại lễ khai giảng, Bộ trưởng cũng đưa ra một đơn “đặt hàng” cho nhà trường. Ông phân tích, Lào Cai rất nhiều rừng, có lợi thế lớn để phát triển thị trường cacbon, cần 150.000 người được cấp chứng chỉ nghề cacbon quốc tế, có thể đào tạo bằng công nghệ trong thời gian ngắn.

Bộ trưởng đặt mục tiêu đến năm 2025, Trường Cao đẳng Lào Cai trở thành cơ sở đào tạo chất lượng cao của cả nước, đến năm 2030 ít nhất phải có 5-7 ngành nghề lĩnh vực đào tạo trình độ quốc tế và trở thành một trong những địa chỉ tin cậy về đào tạo nghề của khu vực.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: BỔ, chất, cung, đẩy, kỹ, làm, năm, nào, nghề, nhân, nhiễm, tối, trương, vấn, VỆ

Ngành, nghề nào cần nhu cầu nhân lực trong quý I/2022 tại TP.HCM?

April 19, 2022 by admin

Nhóm ngành điện tử, công nghệ thông… tin hút nhân lực

Theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong quý I/2022, nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực dịch vụ (chiếm 69%), khu vực công nghiệp (29%), khu vực nông nghiệp (chiếm 0,88%).

Trong đó, một số ngành, lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao, có thể kể đến như: công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 27% tổng nhu cầu nhân lực), gồm: điện tử – công nghệ thông tin; cơ khí; hóa chất – nhựa cao su; chế biến lương thực – thực phẩm.

Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 16,7% tổng nhu cầu nhân lực.

Ngành, nghề nào cần nhu cầu nhân lực trong quý I/2022 tại TP.HCM? - ảnh 1

Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 16,7% tổng nhu cầu nhân lực

THANH NIÊN

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (chiếm 10,6% tổng nhu cầu nhân lực), tập trung ở ngành cho thuê xe có động cơ; cung ứng lao động; hoạt động bảo vệ tư nhân…

Một số ngành khác có nhu cầu nhân lực chiếm từ 5 – 8% tổng nhu cầu có thể kể đến lần lượt như thông tin và truyền thông; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; hoạt động kinh doanh bất động sản.

Ngoài ra, một số ngành khác cũng có nhu cầu nhân lực lớn như xây dựng nhà để ở; giáo dục mẫu giáo; dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự…

Cần gần 11.000 chỗ làm việc nhóm kinh doanh thương mại

Nếu xét theo nhu cầu nhân lực theo nhóm nghề, theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, quý I/2022, địa phương cần hơn 10.800 chỗ làm việc ở nhóm kinh doanh thương mại (chiếm 26% tổng nhu cầu nhân lực), tập trung ở các vị trí: trường phòng kinh doanh; nhân viên kinh doanh; nhân viên bán hàng; nhân viên sales…

\n

Vị trí thứ hai là nhóm dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ với nhu cầu hơn 4.200 chỗ làm việc, tập trung ở các vị trí như lao động phổ thông; nhân viên bảo vệ; nhân viên bán thời gian; phụ xe; giao hàng…

Vị trí thứ ba là nhóm dịch vụ tư vấn – nghiên cứu khoa học và phát triển với hơn 3.200 chỗ làm việc tập trung ở các vị trí như nhân viên chăm sóc khách hàng; nhân viên tổng đài; chuyên viên tư vấn…

Các nhóm còn lại cần từ 1.000 – 3.000 chỗ làm, như marketing; hành chính – văn phòng; công nghệ – thông tin; dệt may – giày da; kinh doanh quản lý tài sản – bất động sản…

Cũng theo kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu tuyển dụng ở lao động đã qua đào tạo chiếm 86% tổng nhu cầu.

Trong đó, nhu cầu nhân lực đối với trình độ đại học trở lên chiếm 20,7%, cao đẳng chiếm 19%, trung cấp chiếm 27,7%, sơ cấp chiếm 18%.

Nhóm lao động chưa qua đào tạo chiếm 14% tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề hóa chất – nhựa – cao su; dệt may – giày da; công nghệ lương thực – thực phẩm; kinh doanh – thương mại; dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ; in ấn; kinh doanh quản lý tài sản – bất động sản; dịch vụ du lịch – lưu trú và ăn uống.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: cần, câu, I/2022, lực, nào, Ngành, nghề, nhân, Quỹ, Tài, TP.HCM, trong

Người lao động làm việc ngày giỗ tổ Hùng Vương được trả lương thế nào ?

April 3, 2022 by admin

Làm việc ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương, người lao động được hưởng thêm 300% lương ngày

Dịp nghỉ lễ giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10.3 âm lịch) là 1 trong các ngày nghỉ lễ được quy định tại Bộ luật Lao động. Trong trường hợp người lao động (NLĐ) có nhu cầu làm việc vào các ngày được phép nghỉ lễ, như lễ giỗ tổ Hùng Vương, thì sẽ được tính lương căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019.

Cụ thể, NLĐ làm thêm giờ vào ngày nghỉ giỗ tổ Hùng Vương, ngày nghỉ có hưởng lương, sẽ được trả lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Như vậy, NLĐ làm việc ngày nghỉ giỗ tổ Hùng Vương sẽ được hưởng nguyên lương một ngày làm việc và cộng thêm 300% lương ngày.

Làm việc ngày giỗ tổ Hùng Vương được trả lương thế nào?

Người lao động nghỉ giỗ tổ Hùng Vương dựa theo chế độ làm việc

Hiện hành, theo quy định tại Điểm e, Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết như: Tết dương lịch (nghỉ 1 ngày, tức ngày 1.1); Tết âm lịch (nghỉ 5 ngày); Ngày Chiến thắng (nghỉ 1 ngày, ngày 30.4), Ngày Quốc tế lao động (nghỉ 1 ngày, ngày 1.5); Ngày Quốc khánh (nghỉ 2 ngày, gồm ngày 2.9 và 1 ngày liền kề trước hoặc liền kề sau ngày 2.9); Ngày giỗ tổ Hùng Vương (nghỉ 1 ngày, tức ngày 10.3 âm lịch). Đồng thời, hàng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết âm lịch và lễ Quốc khánh 2.9.

\n
Người lao động làm việc ngày giỗ tổ Hùng Vương được trả lương thế nào ? - ảnh 1

Hàng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết âm lịch và lễ Quốc khánh 2.9.

THANH NIÊN

Do ngày 10.3 âm lịch năm 2022 rơi vào ngày chủ nhật (tức ngày 10.4) là ngày nghỉ hàng tuần, nên theo quy định, dịp nghỉ giỗ tổ Hùng Vương năm 2022 cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ sẽ được nghỉ bù thứ hai tuần kế tiếp (tức ngày 11.4).

Vậy lịch nghỉ giỗ tổ Hùng Vương áp dụng đối với NLĐ, công chức, viên chức cụ thể như sau: Đối với cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì dịp lễ giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ 3 ngày liên tục từ ngày 9.4 – 11.4. Còn đối với những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ làm việc tại các tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, động, được, giờ, Hùng, làm, nào, ngay, người, thể, tố, trả, việc, Vương

Dịch Covid-19 đã tác động đến thị trường lao động TP.HCM như thế nào?

September 22, 2021 by admin

Ngày 21.9, thông tin từ Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, đơn vị đã có báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến thị trường lao động TP.HCM. Theo đó, đợt dịch Covid-19 lần 4 (từ ngày 27.4) đã gây tác động lớn đến tình hình lao động, việc làm của doanh nghiệp và người lao động, nhất là với nhóm người lao động tự do, lao động nhập cư một thời gian dài.

Bản tin Covid-19 ngày 21.9: Cả nước 11.692 ca nhiễm mới | Một số nơi đã triển khai “thẻ xanh Covid”

Ngành dệt may, du lịch, giao thông… bị ảnh hưởng mạnh

TP.HCM có hơn 4.7 triệu lao động, trong đó, có hơn 3.2 triệu lao động làm công ăn lương. Đồng thời, có 286.336 doanh nghiệp hoạt động và 465.348 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể.
Dịch Covid-19 đợt 4 bùng phát mạnh, doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề nhất là sản xuất công nghiệp, xây dựng, dệt may, da giày, du lịch, dịch vụ thương mại, giao thông và xuất nhập khẩu… bị tác động mạnh, rất đông doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Trong đó, tính riêng tại các khu chế xuất – khu công nghiệp (gồm 17 khu với hơn 278.000 lao động) và khu công nghệ cao (hơn 45.000 lao động) thì có tới 827 công ty, doanh nghiệp phải ngừng hoạt độn, với tổng số lao động hơn 244.000 người.
Theo Sở LĐ-TB-XH, tính đến ngày 12.9, TP.HCM có khoảng 21.000 doanh nghiệp đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lượng, ngừng việc với hơn 401.000 người lao động.
Trước tình hình này, để duy trình sản xuất, và đảm bảo phòng chống dịch, các doanh nghiệp phải thực hiện phương án làm việc mới: “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 điểm đến”. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực sản xuất chế biến, chế tạo đăng ký phương thức này. Còn những doanh nghiệp đăng ký thực hiện, nhất là đơn vị có quy mô lao động lớn trên 2.000 người phải đau đầu vì cách thức bố trí “3 tại chỗ” hay các chi phí rất tốn kém như thuê khách sạn, phương tiện vận chuyển người lao động…, chưa kể, lo thêm chi phí xét nghiệm, vật phẩm y tế…

Covid-19 sáng 22.9: Cả nước 702.972 ca nhiễm, 475.343 ca khỏi | TP.HCM tổ chức test nhanh thần tốc

Cụ thể, từ 0 giờ ngày 31.5, TP.HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ (riêng P.Thạnh Lộc, Q.12 và toàn Q.Gò Vấp giãn cách theo Chỉ thị 16) trong vòng 15 ngày. Đến ngày 14.6, TP.HCM gia hạn giãn cách theo Chỉ thị 15 thêm 2 tuần, tới ngày 29.6.
Sau đó, TP.HCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 10. Tới ngày 9.7, TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và kéo dài cho đến nay.

Đối với các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, hợp tác xã, nhất là lĩnh vực buôn bán nhỏ lẻ, chế biến, dịch vụ ăn uống, bất động sản… có số lượng lớn lao động bị ảnh hưởng nặng nề. Trước tình hình đó, UBND TP.HCM đã triển khai gói hỗ trợ Covid-19 theo Nghị quyết 09/2021 của HĐND TP.HCM, trong đó, hỗ trợ cho hơn 5.800 hộ kinh doanh phải dừng hoạt động; hỗ trợ thương nhân tại các chợ truyền thống là hơn 21.000 điểm/sạp kinh doanh…

Lao động tự do mất việc

Một chủ thể khác của nền kinh tế – người lao động, cũng bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó nhóm lao động ở lĩnh vực phi chính thức (tức lao động tự do, không ký kết hợp đồng, thu nhập thấp – PV) còn chịu nhiều thiệt thòi hơn do thiếu nhiều chiều về tiếp cận y tế, bảo hiểm xã hội, các khoản an sinh…
Ở đợt dịch thứ 4, theo Sở LĐ-TB-XH TP, lao động tự do phải tạm ngưng làm việc theo yêu cầu công tác phòng chống dịch, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và cần sự hỗ trợ của chính quyền.
Dịch Covid-19 đã tác động đến thị trường lao động TP.HCM như thế nào? - ảnh 1

Lao động tự do điêu đứng vì dịch Covid-19

KHÁNH TRẦN

Từ đầu tháng 7, TP.HCM đã triển khai hai gói hỗ trợ Covid-19 (cho tháng 7, tháng 8) cho nhóm này, mức 1,5 triệu đồng/người. Đồng thời, tính đến ngày 10.9, Sở LĐ-TB-XH đã tham mưu hỗ trợ cho lao động tự do gặp khó khăn, bị mất việc làm với số lượng hơn 1,2 triệu lượt người (tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ hơn 1.800 tỉ đồng). Trong đó, đợt 1 đã chi hỗ trợ cho 365.791 người, đợt 2 đã chi cho hơn 848.000 người.

Nhu cầu lao động lớn ở các chuỗi cửa hàng cung ứng thực phẩm

Từ tháng 7, TP.HCM thực hiện giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16 với nguyên tắc “ai ở đâu, ở yên đó”, lúc này, chỉ một số loại hình dịch vụ thiết yểu được phép hoạt động.
Điều đáng chú ý ở vấn đề cung ứng lao động và giải quyết việc làm của TP.HCM trong thời gian này chính là hệ thống các chuỗi cửa hàng cung cấp lương thực, thực phẩm như Bách hóa xanh, VinCommerce, 7-Eleven… có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn ở các vị trí như bán hàng, giao nhận hàng hóa… Tuy nhiên, việc tuyển dụng lại gặp khó, do việc lưu thông của người lao động bị hạn chế khiến nhiều nhà tuyển dụng phải dời thời điểm phỏng vấn ứng viên khi TP ngưng thực hiện giãn cách.
Riêng thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM (đơn vị trực thuộc Sở LĐ-TB-XH), tính trong tuần đầu của tháng 9, có 325 doanh nghiệp đăng ký có nhu cầu tuyển với hơn 1.300 lao động. Trong khi đó, số người có nhu cầu tìm kiếm việc làm là hơn 2.000 người, đa số không có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Sở LĐ-TB-XH cũng đưa ra các giải pháp tập trung phục hồi kinh tế đối với việc tạo nguồn lao động. Theo đó, khi hết giãn cách xã hội, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để tìm kiếm, đào tạo nguồn lao động, nhất là vì đã có đông người lao động trở về quê tránh dịch.
Với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, Sở LĐ-TB-XH chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm rà soát nhu cầu theo từng lĩnh vực, ngành nghề của doanh nghiệp, từ đó kết nối với người lao động, đặc biệt quan tâm đến nhóm người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đồng thời, phối hợp với các phòng LĐ-TB-XH cấp quận để cập nhật nhu cầu của doanh nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động.
Sở LĐ-TB-XH cũng thông tin, để duy trì hoạt động sản xuất khi thiếu hụt lao động, doanh nghiệp cần cải cách quy trình sản xuất, hình thức hoạt động, có chính sách sử dụng nhân lựcđể chủ động tuyển dụng lao động phù hợp với nhu cầu của mình.
Dự kiến, chậm nhất vào ngày 24.9, TP.HCM sẽ triển khai gói hỗ trợ Covid-19 đợt 3 hơn 7.300 tỉ đồng cho hơn 7,3 triệu người (tức hơn 80% dân số TP), thực hiện hỗ trợ cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo; người lao động và người phụ thuộc người lao động khó khăn… Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người/lần bằng tiền mặt.

Lao động – Việc làm | Tin Tức Tuyển Dụng
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: Covid19, Dịch, Đà, đến, động, nào, như, tác, thể, Thị, TP.HCM, trương

TP.HCM: Người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nhận hỗ trợ thế nào?

September 2, 2021 by admin

Theo Công văn 2512/2021 của UBND TP.HCM triển khai chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT… bị chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ nhận mức hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người. Đồng thời, người lao động đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người.
Tuy nhiên, do TP.HCM đang giãn cách xã hội, đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, nên mới đây Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM đã có hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cho đối tượng này nhận hỗ trợ. Theo đó, người lao động có thể vào website của trung tâm (www.vieclamhcm.net), tải Mẫu số 7 và điền đầy đủ, chính xác thông tin. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ gồm:
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính của một trong các giấy tờ: HĐLĐ đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ; Quyết định thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.
Bản sao sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) hoặc xác nhận của cơ quan BHXH về việc tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính một trong các giấy tờ: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng.

Những lỗi hay mắc phải khi tự test nhanh Covid-19?

Gửi hồ sơ qua đường bưu điện

Người lao động nộp đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn gửi qua đường bưu điện bằng thư đảm bảo đến một trong các điểm tiếp nhận:
– Phòng BHTN địa chỉ: số 106/14D Điện Biên Phủ, P.17, Q.Bình Thạnh. Số điện thoại: 0772766292 (anh Phụng) hoặc 0903708955 (chị Kim Phượng) hoặc 0348078461 (chị Huyền);
– Chi nhánh BHTN H.Củ Chi (số 108 đường 458, ấp Thạnh An, xã Trung An, H.Củ Chi). Số điện thoại: 0938718045 (anh Phi Hùng);
– Chi nhánh BHTN Q.4 (số 249 Tôn Đản, P.15, Q.4). Số điện thoại: 0903818115 (anh Phong) hoặc 0905450188 (chị Quế Phương);
– Chi nhánh BHTN Q.6 (số 743/34 Hồng Bàng, P.6, Q.6). Số điện thoại: 0937499307 (chị Huyền) hoặc 0878648377 (anh Ngọc Đức);
– Chi nhánh BHTN TP.Thủ Đức (số 1 đường số 9, P.Phước Bình, TP.Thủ Đức). Số điện thoại: 0909460824 (chị Lan) hoặc 0702183171 (chị Huyền Trang);
– Chi nhánh BHTN Q.12 (số 802 Nguyễn Văn Quá, P.Đông Hưng Thuận, Q.12). Số điện thoại: 0918102322 (anh Năm) hoặc 0976894141 (chị Kiều);
– Chi nhánh BHTN Q.Tân Bình (số 456 Trường Chinh, P.13, Q.Tân Bình). Số điện thoại: 0902345789 (anh Đức) hoặc 0919313236 (anh Trung Đức);
Đối với trường hợp không có bản sao (vì giãn cách nên tiệm photocopy không mở cửa) hoặc không có bản chứng thực, người lao động có thể gửi bản chính về các trung tâm.

Khuyến khích nộp hồ sơ trực tuyến

Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM khuyến khích người lao động nộp hồ sơ trực tuyến theo hướng dẫn:
TP.HCM: Người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nhận hỗ trợ thế nào? - ảnh 1

Bước 1, người lao động vào trang web của Cổng dịch vụ công quốc gia, chọn diện hỗ trợ và “Nộp trực tuyến”

CHỤP MÀN HÌNH

TP.HCM: Người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nhận hỗ trợ thế nào? - ảnh 2

Bước 2, người lao động sẽ đăng nhập/đăng ký tài khoản

CHỤP MÀN HÌNH

TP.HCM: Người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nhận hỗ trợ thế nào? - ảnh 3

Bước 3, khi đăng ký tài khoản nếu đã nhập đủ thông tin thì hệ thống sẽ tự động điền các thông tin bắt buộc. Đối với email thì không bắt buộc nhập

CHỤP MÀN HÌNH

TP.HCM: Người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nhận hỗ trợ thế nào? - ảnh 4

Bước 4, tải lên thông tin hồ sơ, chọn “Tải file mẫu”. Lúc này, người lao động sẽ nhận được file Mẫu số 07 để điền các thông tin theo mẫu, sau đó lưu về máy và chọn đính kèm file lên hệ thống. Người lao động thực hiện đính kèm theo các mục kế tiếp

CHỤP MÀN HÌNH

TP.HCM: Người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nhận hỗ trợ thế nào? - ảnh 5

Bước 5, chọn cơ quan tiếp nhận hồ sơ, sau đó bấm chọn ô “Tôi xin đảm bảo các thông tin khai báo là chính xác và xin chịu trách nhiệm về thông tin đã khai báo” và chọn “Nộp hồ sơ”

CHỤP MÀN HÌNH

Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM cho biết người lao động đồng thời đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị quyết 68 của Chính phủ và Nghị quyết 09 của HĐND TP.HCM sẽ chỉ được hưởng một chính sách hỗ trợ cao nhất.
Sau khi nộp hồ sơ, Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM sẽ rà soát, tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ trình Sở LĐ-TB-XH TP.HCM.
Trong 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách, Sở LĐ-TB-XH thẩm định, quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ, thực hiện chi trả theo quyết định. Trường hợp không phê duyệt, Sở LĐ-TB-XH sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc Covid-19 điều trị tại nhà

Điều kiện được hưởng hỗ trợ

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1.5.2021 đến 31.12.2021 được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện:
– Đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ.
– Chấm dứt HĐLĐ trong thời gian từ ngày 1.5.2021 đến 31.12.2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật hay hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Lao động – Việc làm | Tin Tức Tuyển Dụng
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: Cấp, Dự, điều, động, Hộ, HƯỞNG, không, Kiện, nào, nghiệp, người, nhân, THẤT, thể, TP.HCM, Trợ

  • 1
  • 2
  • Next Page »

VIỆC LÀM MỚI

  • Báo động tăng lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc
  • Lao động thất nghiệp không muốn có việc mới?
  • Doanh nghiệp khó, vẫn có Tết cho công nhân
  • 2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà
  • Ghét sếp lắm rồi vẫn nhịn, chờ 60 triệu đồng thưởng Tết mới…. “bùng”

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Giới thiệu
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

facebook
twitter
youtube
blogspot
pinterest

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: phanphoi.edu.vn