TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm nang việc làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

4 năm tới, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần gần nửa triệu lao động

22nd June 2022 by admin

Ngày 22.6, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (đơn vị thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) cho biết đơn vị mới đây có báo cáo thực trạng lao động và dự báo nhu cầu nhân lực của 2 ngành công nghiệp truyền thống (dệt may – giày da) tại TP.HCM.

Theo đó, năm 2021, TP.HCM có hơn 376.000 lao động ở lĩnh vực dệt may – giày da (chiếm 13% trên tổng số 2,8 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp tại TP.HCM).

Tuy nhiên, thực trạng lao động và nhu cầu tìm việc ngành này giảm trong giai đoạn qua (chỉ khoảng hơn 1.000 người/năm có nhu cầu tìm việc).

4 năm tới, ngành dệt may - giày da tại TP.HCM cần gần nửa triệu lao động - ảnh 1

Ngành dệt may tại TP.HCM có tiềm năng phát triển mạnh và nhu cầu nhân lực lớn

khả hòa

Theo đánh giá, đa số các doanh nghiệp dệt may – giày da có quy mô vừa, nhỏ, nguồn vốn thấp, còn khó khăn trong đầu tư, ứng dụng công nghệ… Trong khi đó, lao động ngành này chủ yếu tự học, tự đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các xí nghiệp. Ngoài ra, yêu cầu về lao động của ngành tăng rất nhanh, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ.

\n

Dẫu vậy, ngành dệt may – giày da cũng được đánh giá có doanh thu xuất khẩu rất lớn (đứng thứ hai sau dầu thô), là ngành kinh tế chủ lực và thâm dụng lao động. Đặc biệt doanh nghiệp thuộc hai lĩnh vực này tập trung phần lớn ở TP.HCM, với năng lực sản xuất tương đương 40-50% cả nước.

Theo quy hoạch phát triển ngành dệt may – giày da giai đoạn 2022-2026 theo 7 khu vực, trong đó khu vực phía nam gồm: vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL với TP.HCM là trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may. Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực của ngành dệt may – giày da cũng rất lớn.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, giai đoạn 2022 – 2026, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần từ 390.000 – 437.000 lao động, chủ yếu ở trình độ sơ cấp – trung cấp, chưa qua đào tạo.

Bình quân mỗi năm, ngành dệt may – giày da cần từ 20.000 – 22.000 chỗ làm việc, chiếm 7% trong tổng nhu cầu lao động của TP.HCM (nhu cầu nhân lực của TP.HCM từ 271.000 – 322.000 chỗ làm việc/năm).

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: cần, Dệt, động, gần, giấy, năm, Ngành, nửa, Tài, tối, TP.HCM, Triệu

Nhu cầu nhân lực TP.HCM: Cần tới 72.000 chỗ làm việc trong quý 2/2022

20th April 2022 by admin

Theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (đơn vị trực thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM), thị trường lao động tại TP.HCM đang dần phục hồi tích cực nhờ vào các giải pháp ổn định tình hình lao động – việc làm, sự thích ứng linh hoạt của các doanh nghiệp phòng chống dịch Covid-19; tỷ lệ tiêm vắc xin cao…

Dự kiến, trong quý II/2022, thị trường lao động tại TP.HCM có sự gia tăng theo xu hướng nhân lực chất lượng cao, có tay nghề; cần khoảng 65.500 – 72.500 chỗ làm việc.

Nhu cầu nhân lực TP.HCM: Cần tới 72.000 chỗ làm việc trong quý 2/2022 - ảnh 1

Trong 3 tháng tới, TP.HCM cần khoảng 65.500 – 72.500 chỗ làm việc

ngọc dương

Nhu cầu nhân lực tập trung ở 9 ngành chủ yếu, gồm: thương nghiệp, vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động kinh doanh bất động sản, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm… và 4 ngành công nghiệp trọng điểm như các ngành cơ khí; sản xuất hàng điện tử; chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống; hóa dược – nhựa – cao su.

\n

Đồng thời, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm tới 86% tổng nhu cầu.

Cũng theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, để thích ứng với những yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn bình thường mới và giữ chân được người lao động, doanh nghiệp cần công khai, minh bạch hơn các quy chế về lương thưởng, đảm bảo sản xuất an toàn, tăng cường các biện pháp phòng dịch, chăm lo sức khỏe cho người lao động.

Riêng đối với người lao động cần liên tục trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp để có được công việc ổn định, cùng với chế độ đãi ngộ tương xứng.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: 2/2022, 72.000, cần, câu, chỗ, làm, lực, nhân, Quỹ, tối, TP.HCM, trong, việc

Ngành, nghề nào cần nhu cầu nhân lực trong quý I/2022 tại TP.HCM?

19th April 2022 by admin

Nhóm ngành điện tử, công nghệ thông… tin hút nhân lực

Theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong quý I/2022, nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực dịch vụ (chiếm 69%), khu vực công nghiệp (29%), khu vực nông nghiệp (chiếm 0,88%).

Trong đó, một số ngành, lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao, có thể kể đến như: công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 27% tổng nhu cầu nhân lực), gồm: điện tử – công nghệ thông tin; cơ khí; hóa chất – nhựa cao su; chế biến lương thực – thực phẩm.

Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 16,7% tổng nhu cầu nhân lực.

Ngành, nghề nào cần nhu cầu nhân lực trong quý I/2022 tại TP.HCM? - ảnh 1

Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 16,7% tổng nhu cầu nhân lực

THANH NIÊN

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (chiếm 10,6% tổng nhu cầu nhân lực), tập trung ở ngành cho thuê xe có động cơ; cung ứng lao động; hoạt động bảo vệ tư nhân…

Một số ngành khác có nhu cầu nhân lực chiếm từ 5 – 8% tổng nhu cầu có thể kể đến lần lượt như thông tin và truyền thông; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; hoạt động kinh doanh bất động sản.

Ngoài ra, một số ngành khác cũng có nhu cầu nhân lực lớn như xây dựng nhà để ở; giáo dục mẫu giáo; dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự…

Cần gần 11.000 chỗ làm việc nhóm kinh doanh thương mại

Nếu xét theo nhu cầu nhân lực theo nhóm nghề, theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, quý I/2022, địa phương cần hơn 10.800 chỗ làm việc ở nhóm kinh doanh thương mại (chiếm 26% tổng nhu cầu nhân lực), tập trung ở các vị trí: trường phòng kinh doanh; nhân viên kinh doanh; nhân viên bán hàng; nhân viên sales…

\n

Vị trí thứ hai là nhóm dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ với nhu cầu hơn 4.200 chỗ làm việc, tập trung ở các vị trí như lao động phổ thông; nhân viên bảo vệ; nhân viên bán thời gian; phụ xe; giao hàng…

Vị trí thứ ba là nhóm dịch vụ tư vấn – nghiên cứu khoa học và phát triển với hơn 3.200 chỗ làm việc tập trung ở các vị trí như nhân viên chăm sóc khách hàng; nhân viên tổng đài; chuyên viên tư vấn…

Các nhóm còn lại cần từ 1.000 – 3.000 chỗ làm, như marketing; hành chính – văn phòng; công nghệ – thông tin; dệt may – giày da; kinh doanh quản lý tài sản – bất động sản…

Cũng theo kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu tuyển dụng ở lao động đã qua đào tạo chiếm 86% tổng nhu cầu.

Trong đó, nhu cầu nhân lực đối với trình độ đại học trở lên chiếm 20,7%, cao đẳng chiếm 19%, trung cấp chiếm 27,7%, sơ cấp chiếm 18%.

Nhóm lao động chưa qua đào tạo chiếm 14% tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề hóa chất – nhựa – cao su; dệt may – giày da; công nghệ lương thực – thực phẩm; kinh doanh – thương mại; dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ; in ấn; kinh doanh quản lý tài sản – bất động sản; dịch vụ du lịch – lưu trú và ăn uống.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: cần, câu, I/2022, lực, nào, Ngành, nghề, nhân, Quỹ, Tài, TP.HCM, trong

7 lý do cân nhắc được, mất khi nhận Bảo hiểm xã hội một lần

9th April 2022 by admin

Theo BHXH TP.HCM, hiện người lao động nhận BHXH một lần có xu hướng tăng cao nhằm để giải quyết nhu cầu tài chính trước mắt. Tuy nhiên, về lâu dài, việc nhận bảo hiểm xã hội một lần sẽ khiến người lao động bị thiệt thòi, nhất là khi họ không còn trong hệ thống BHXH được nhà nước bảo hộ.

Cơ quan BHXH đưa ra 7 lý do mà người lao động cần cân nhắc. Cụ thể:

Thứ nhất, số tiền khi nhận BHXH một lần ít hơn nhiều so với số tiền đã đóng BHXH. Cụ thể, một năm mức đóng bằng 22% x 12 tháng = 2,64 tháng lương.

Trong khi đó, người lao động chỉ nhận được số tiền BHXH một lần tương ứng 1,5 tháng lương cho những năm đóng trước năm 2014 và 2 tháng lương cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Thứ hai, thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần không được tính thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ khác.

Thứ ba, người dân mất cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng khi hết tuổi lao động hoặc nếu đủ điều kiện hưởng thì mức hưởng lương hưu thấp, do bị trừ đi thời gian đóng BHXH đã nhận một lần.

Thứ tư, người lao động không có lương hưu hằng tháng để trang trải cuộc sống khi về già và phải sống phụ thuộc vào con cái hoặc người thân khi không còn khả năng lao động.

Thứ năm, mất cơ hội tham gia BHYT 5 năm liên tục để được hưởng quyền lợi với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao và thuốc đắt tiền.

\n

Thứ sáu, mất cơ hội được cấp thẻ BHYT miễn phí (với mức hưởng 95% chi phí khám chữa bệnh) trong suốt thời gian hưởng lương hưu để chăm sóc sức khoẻ.

Thứ bảy, thân nhân không được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất nếu người đã nhận BHXH một lần không may qua đời.

Ngoài những lý do trên, người lao động phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh nếu không may bị ốm đau, tai nạn trong thời gian chờ hưởng BHXH một lần (12 tháng).

7 lý do cân nhắc được, mất khi nhận Bảo hiểm xã hội một lần - ảnh 1

Như Thanh Niên đã thông tin, từ đầu tháng 4.2022 đến nay, nhiều cơ quan BHXH trên địa bàn TP.HCM, nhất là tại các địa phương như TP.Thủ Đức, H.Củ Chi, H.Hóc Môn, Q.12… xảy ra tình trạng áp lực giải quyết hồ sơ do số lượng người lao động đến làm thủ tục hưởng BHXH một lần tăng mạnh.

Riêng 3 tháng đầu năm, tỷ lệ người lao động làm hồ sơ nhận Bảo hiểm xã hội một lần tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Một trong những lý do chính mà xảy ra tình trạng này chính là vì sau một thời gian dài chịu hệ lụy của dịch Covid-19, người lao động cần khoản tiền trang trải sinh hoạt phí trước mắt.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: BẢO, cần, được, Hiểm, hỏi, lần, mất, một, nhắc, nhân

Cần hiểu nhu cầu thiết thực của phụ nữ di cư để xây dựng chính sách

2nd March 2022 by admin

Thu nhập trung bình của phụ nữ di cư hơn 3,1 triệu đồng/tháng

TS Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, chủ nhiệm đề tài cho biết, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến người dân, an sinh xã hội, trong đó có hỗ trợ phụ nữ. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận chính sách của các nhóm dân số còn sự chênh lệch, nhất là đối với nhóm phụ nữ di cư.

Đề tài nghiên cứu xác định ba nhóm phụ nữ cần quan tâm: phụ nữ cao tuổi, phụ nữ di cư và phụ nữ người dân tộc thiểu số thực hiện tại 8 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước vào năm 2021 với 2.161 mẫu nghiên cứu. Các nghiên cứu nhằm thực hiện Chỉ thị 21 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong thời kì mới.

Cần hiểu nhu cầu thiết thực của phụ nữ di cư để xây dựng chính sách - ảnh 1

Phụ nữ di cư mong muốn được hỗ trợ nhiều nhất là phát triển kinh tế, tăng thu nhập, vay vốn hỗ trợ tài chính; được dạy nghề, đào tạo việc làm

NGỌC DƯƠNG

PGS-TS Trần Thị Minh Thi, Viện trưởng Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, đã trình bày một số phát hiện chính từ nghiên cứu khảo sát. Theo đó, có 83,7% phụ nữ di cư có trình độ chuyên môn nghề nghiệp là chưa qua đào tạo. Nghề nghiệp của họ chủ yếu là làm thuê, buôn bán nhỏ, lao động giản đơn.

Thu nhập trung bình của phụ nữ di cư chỉ hơn 3,1 triệu đồng/tháng. Riêng của phụ nữ cao tuổi thì con số này chỉ 2,54 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2020, ước tính thu nhập bình quân theo đầu người cả nước là 4,25 triệu đồng/tháng (thành thị 5,59 triệu đồng/tháng; nông thôn là 3,48 triệu đồng/tháng).

Đồng thời, có khoảng 67% phụ nữ di cư được khảo sát trả lời rằng họ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ nơi họ đến vì họ không biết đề nghị với ai, không thuộc đối tượng được hỗ trợ/không đăng ký tạm trú hay không có ai đề nghị hỗ trợ.

PGS-TS Trần Thị Minh Thi cũng cho hay, phụ nữ di cư mong muốn được hỗ trợ nhiều nhất là phát triển kinh tế, tăng thu nhập, vay vốn hỗ trợ tài chính; được dạy nghề, đào tạo việc làm; cải thiện môi trường sống tại nơi di cư…

Chính sách hỗ trợ phải thực chất

Tham dự hội thảo, PGS-TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu đời sống và xã hội (Viện Social Life) cho biết, qua khảo sát thực tế đời sống của người lao động di cư tự thân tại TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, ông từng chứng kiến nhiều trường hợp bi đát nhưng nghị lực sống của họ rất lớn. Họ là những người dễ bị tổn thương bởi chính hoàn cảnh sống bấp bênh và cả những diễn ngôn xã hội.

\n

Chính vì vậy, hướng tiếp cận chính sách nên nhìn vào tiềm năng của họ cho sự phát triển thay vì nhìn theo hướng họ cần được cảm thương, thụ động.

PGS-TS Nguyễn Đức Lộc nêu kiến nghị, vấn đề của người nữ lao động di cư cần phải đặt trên bàn nghị sự, mà trong đó, vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam rất quan trọng.

Để xây dựng chính sách, cần hiểu hơn nhu cầu thiết thực của phụ nữ di cư (ví dụ như được tạo điều kiện mua nhà giá rẻ, hỗ trợ thuê nhà trọ giá thấp, ưu đãi tiền điện, nước…); xây dựng cơ chế trao quyền và nâng cao năng lực của phụ nữ để đảm bảo cho sinh kế bền vững.

Cần hiểu nhu cầu thiết thực của phụ nữ di cư để xây dựng chính sách - ảnh 2

Hội thảo khoa học chủ đề “Nhóm phụ nữ di cư: Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp và mô hình hỗ trợ” tổ chức tại TP.HCM sáng 3.2

HUYỀN MAI

Cũng tham dự tại hội thảo, bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM), cũng đưa ra nhiều góp ý cho nghiên cứu, đơn cử như đề tài nên phân tích thêm nguyên do xuất cư.

Bà Thanh cho biết, một trong những thách thức hiện nay chính là lao động di cư tự do không tiếp cận chính sách của chính quyền vì thực trạng “di cư nội đô”, cụ thể là cơ quan chuyên trách bị “mất dấu” khi tiến hành hỗ trợ dịch vụ cho các nhóm đối tượng này. Trong khi đó, đến địa bàn mới với nhiều thách thức, người lao động tự do không thể tiếp cận dịch vụ hỗ trợ của nhà nước.

Trưởng ban Nữ công của Liên đoàn Lao động TP.HCM Huỳnh Thị Ngọc Liên cũng nhấn mạnh vai trò hỗ trợ của các đoàn thể, các nghiệp đoàn… đối với lao động nữ di cư. Bà Liên cũng đồng tình các kiến nghị về chính sách hỗ trợ vay vốn thuận lợi cho nữ công nhân lao động để tránh việc công nhân vay nóng, tín dụng đen; hỗ trợ tài chánh để nâng cao tay nghề.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: cần, câu, chính, CỦA, dụng, để, hiệu, Nữ, PHỤ, sách, Thiết, Thực, Xây

  • 1
  • 2
  • 3
  • …
  • 5
  • Next Page »

VIỆC LÀM MỚI

  • Nhu cầu nhân lực lớn ở 6 ngành công nghiệp tại TP.HCM
  • TUYỂN DỤNG KỸ SƯ KINH DOANH MẢNG TỰ ĐỘNG HÓA.
  • TP.HCM: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp điều chỉnh theo lương tối thiểu mới từ ngày 1.7
  • 4 năm tới, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần gần nửa triệu lao động
  • Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam viết 'tâm thư' gửi Thủ tướng về tăng lương tối thiểu vùng




TÀI KHOẢN







Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Giới thiệu
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

facebook
twitter
youtube
blogspot
pinterest

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN