TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm nang việc làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Nhu cầu nhân lực lớn ở 6 ngành công nghiệp tại TP.HCM

23rd June 2022 by admin

Ngày 22.6, theo nguồn tin PV Thanh Niên, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (gọi tắt là Trung tâm, đơn vị thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) vừa có báo cáo thực trạng lao động và dự báo nhu cầu nhân lực của 2 ngành công nghiệp truyền thống (dệt may – giày da) và 4 ngành công nghiệp trọng điểm (cơ khí; điện tử – công nghệ thông tin; chế biến tinh lương thực – thực phẩm; hóa dược – cao su) tại TP.HCM.

Nhu cầu nhân lực lớn ở 6 ngành công nghiệp tại TP.HCM - ảnh 1

Dự báo giai đoạn 2022 – 2026, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần từ 390.000 – 437.000 lao động

PHẠM HÙNG

Theo đó, năm 2021, TP.HCM có hơn 376.000 lao động ở lĩnh vực dệt may – giày da (chiếm 13% trên tổng số 2,8 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp tại TP.HCM). Đồng thời, thực trạng lao động và nhu cầu tìm việc ngành này giảm trong những năm qua (chỉ khoảng hơn 1.000 người mỗi năm có nhu cầu tìm việc).

Theo đánh giá, khó khăn chủ yếu hiện là đa số các doanh nghiệp dệt may – giày da có quy mô vừa, nhỏ, nguồn vốn thấp, còn khó khăn trong đầu tư, ứng dụng công nghệ… Trong khi đó, lao động ngành này chủ yếu tự học, tự đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các xí nghiệp. Ngoài ra, yêu cầu về lao động của ngành tăng rất nhanh, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ.

Tuy nhiên, ngành dệt may giày da cũng được đánh giá là hai ngành có doanh thu xuất khẩu rất lớn và thâm dụng lao động. Đặc biệt doanh nghiệp thuộc hai lĩnh vực này tập trung phần lớn ở TP.HCM, với năng lực sản xuất tương đương 40 – 50% cả nước. Theo quy hoạch phát triển giai đoạn 2022 – 2026, vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL với TP.HCM là trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may. Vì vậy, nhu cầu nhân lực cũng rất lớn.

\n

Theo Trung tâm, dự báo giai đoạn 2022 – 2026, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần từ 390.000 – 437.000 lao động, chủ yếu ở trình độ sơ cấp – trung cấp, chưa qua đào tạo. Bình quân mỗi năm cần từ 20.000 – 22.000 chỗ làm việc, chiếm 7% trong tổng nhu cầu nhân lực từ 271.000 – 322.000 chỗ làm việc/năm của TP.HCM.

TP.HCM cũng có chiến lược tăng cường đầu tư phát triển để các ngành công nghiệp trọng điểm mở rộng thị trường, tiếp thu trình độ khoa học, kỹ thuật cao, áp dụng những công nghệ mới, tăng giá trị gia tăng. Năm 2021, TP.HCM có khoảng 394.000 lao động làm việc trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm, tăng 7% so với năm 2017, tốc độ tăng trưởng lao động tăng qua các năm.

Dự báo nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng điểm mỗi năm chiếm 23% tổng nhu cầu nhân lực của TP.HCM, với khoảng từ 65.000 – 73.000 chỗ làm việc, chủ yếu là lao động đã qua đào tạo. Đáng lưu ý, thị trường lao động có xu hướng tuyển dụng đòi hỏi cao về kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, không quá chú trọng bằng cấp. Tuy nhiên, lao động lành nghề tại TP.HCM còn ít. Do đó, theo Trung tâm, TP.HCM cần phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp thông qua các chính sách, cơ chế, đổi mới giáo dục…

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: câu, công, lớn, lực, Ngành, nghiệp, nhân, Tài, TP.HCM

4 năm tới, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần gần nửa triệu lao động

22nd June 2022 by admin

Ngày 22.6, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (đơn vị thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) cho biết đơn vị mới đây có báo cáo thực trạng lao động và dự báo nhu cầu nhân lực của 2 ngành công nghiệp truyền thống (dệt may – giày da) tại TP.HCM.

Theo đó, năm 2021, TP.HCM có hơn 376.000 lao động ở lĩnh vực dệt may – giày da (chiếm 13% trên tổng số 2,8 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp tại TP.HCM).

Tuy nhiên, thực trạng lao động và nhu cầu tìm việc ngành này giảm trong giai đoạn qua (chỉ khoảng hơn 1.000 người/năm có nhu cầu tìm việc).

4 năm tới, ngành dệt may - giày da tại TP.HCM cần gần nửa triệu lao động - ảnh 1

Ngành dệt may tại TP.HCM có tiềm năng phát triển mạnh và nhu cầu nhân lực lớn

khả hòa

Theo đánh giá, đa số các doanh nghiệp dệt may – giày da có quy mô vừa, nhỏ, nguồn vốn thấp, còn khó khăn trong đầu tư, ứng dụng công nghệ… Trong khi đó, lao động ngành này chủ yếu tự học, tự đào tạo theo phương thức kèm cặp trong các xí nghiệp. Ngoài ra, yêu cầu về lao động của ngành tăng rất nhanh, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ.

\n

Dẫu vậy, ngành dệt may – giày da cũng được đánh giá có doanh thu xuất khẩu rất lớn (đứng thứ hai sau dầu thô), là ngành kinh tế chủ lực và thâm dụng lao động. Đặc biệt doanh nghiệp thuộc hai lĩnh vực này tập trung phần lớn ở TP.HCM, với năng lực sản xuất tương đương 40-50% cả nước.

Theo quy hoạch phát triển ngành dệt may – giày da giai đoạn 2022-2026 theo 7 khu vực, trong đó khu vực phía nam gồm: vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL với TP.HCM là trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may. Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực của ngành dệt may – giày da cũng rất lớn.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, giai đoạn 2022 – 2026, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần từ 390.000 – 437.000 lao động, chủ yếu ở trình độ sơ cấp – trung cấp, chưa qua đào tạo.

Bình quân mỗi năm, ngành dệt may – giày da cần từ 20.000 – 22.000 chỗ làm việc, chiếm 7% trong tổng nhu cầu lao động của TP.HCM (nhu cầu nhân lực của TP.HCM từ 271.000 – 322.000 chỗ làm việc/năm).

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: cần, Dệt, động, gần, giấy, năm, Ngành, nửa, Tài, tối, TP.HCM, Triệu

Ngành, nghề nào cần nhu cầu nhân lực trong quý I/2022 tại TP.HCM?

19th April 2022 by admin

Nhóm ngành điện tử, công nghệ thông… tin hút nhân lực

Theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong quý I/2022, nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực dịch vụ (chiếm 69%), khu vực công nghiệp (29%), khu vực nông nghiệp (chiếm 0,88%).

Trong đó, một số ngành, lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao, có thể kể đến như: công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 27% tổng nhu cầu nhân lực), gồm: điện tử – công nghệ thông tin; cơ khí; hóa chất – nhựa cao su; chế biến lương thực – thực phẩm.

Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 16,7% tổng nhu cầu nhân lực.

Ngành, nghề nào cần nhu cầu nhân lực trong quý I/2022 tại TP.HCM? - ảnh 1

Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 16,7% tổng nhu cầu nhân lực

THANH NIÊN

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (chiếm 10,6% tổng nhu cầu nhân lực), tập trung ở ngành cho thuê xe có động cơ; cung ứng lao động; hoạt động bảo vệ tư nhân…

Một số ngành khác có nhu cầu nhân lực chiếm từ 5 – 8% tổng nhu cầu có thể kể đến lần lượt như thông tin và truyền thông; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; hoạt động kinh doanh bất động sản.

Ngoài ra, một số ngành khác cũng có nhu cầu nhân lực lớn như xây dựng nhà để ở; giáo dục mẫu giáo; dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự…

Cần gần 11.000 chỗ làm việc nhóm kinh doanh thương mại

Nếu xét theo nhu cầu nhân lực theo nhóm nghề, theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, quý I/2022, địa phương cần hơn 10.800 chỗ làm việc ở nhóm kinh doanh thương mại (chiếm 26% tổng nhu cầu nhân lực), tập trung ở các vị trí: trường phòng kinh doanh; nhân viên kinh doanh; nhân viên bán hàng; nhân viên sales…

\n

Vị trí thứ hai là nhóm dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ với nhu cầu hơn 4.200 chỗ làm việc, tập trung ở các vị trí như lao động phổ thông; nhân viên bảo vệ; nhân viên bán thời gian; phụ xe; giao hàng…

Vị trí thứ ba là nhóm dịch vụ tư vấn – nghiên cứu khoa học và phát triển với hơn 3.200 chỗ làm việc tập trung ở các vị trí như nhân viên chăm sóc khách hàng; nhân viên tổng đài; chuyên viên tư vấn…

Các nhóm còn lại cần từ 1.000 – 3.000 chỗ làm, như marketing; hành chính – văn phòng; công nghệ – thông tin; dệt may – giày da; kinh doanh quản lý tài sản – bất động sản…

Cũng theo kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu tuyển dụng ở lao động đã qua đào tạo chiếm 86% tổng nhu cầu.

Trong đó, nhu cầu nhân lực đối với trình độ đại học trở lên chiếm 20,7%, cao đẳng chiếm 19%, trung cấp chiếm 27,7%, sơ cấp chiếm 18%.

Nhóm lao động chưa qua đào tạo chiếm 14% tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề hóa chất – nhựa – cao su; dệt may – giày da; công nghệ lương thực – thực phẩm; kinh doanh – thương mại; dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ; in ấn; kinh doanh quản lý tài sản – bất động sản; dịch vụ du lịch – lưu trú và ăn uống.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: cần, câu, I/2022, lực, nào, Ngành, nghề, nhân, Quỹ, Tài, TP.HCM, trong

Thúc đẩy sự hòa nhập của công nhân khuyết tật ngành may tại doanh nghiệp

7th April 2022 by admin

Ngày 6.4, Trung tâm Khuyết tật và phát triển (Trung tâm DRD) đã ký kết hợp tác với Công ty Fashion Garments (chuyên lĩnh vực may mặc, Khu công nghiệp Biên Hoà 2, TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) nhằm thông qua đó, tăng cường năng lực phục hồi kinh tế cũng như sự thích ứng môi trường làm việc cho công nhân khuyết tật ngành dệt may thời dịch Covid-19.

Trước đó, ngày 30.3, Trung tâm DRD cũng đã tổ chức ký kết hợp tác nội dung tương tự, với Công ty TNHH Saitex International Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Cử, Phó giám đốc Trung tâm DRD, cho biết buổi ký kết thuộc khuôn khổ Dự án tăng cường năng lực phục hồi kinh tế của công nhân khuyết tật ngành may trong bối cảnh dịch Covid-19 do đơn vị thực hiện và Tổ chức CARE tài trợ.

Đồng thời, dự án cũng hướng đến nâng cao năng lực thực hiện chiến lược bình đẳng giới và hòa nhập người khuyết tật (GEDSI) cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Cử cho biết, việc thực hành chính sách GEDSI là xu hướng ngày càng phổ biến. Bởi không chỉ giúp nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín doanh nghiệp đối với xã hội; tăng sự gắn kết, hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp mà còn tối ưu hiệu quả làm việc của công nhân là người khuyết tật.

Các hoạt động chính của chương trình hợp tác này gồm: tổ chức tập huấn cho công nhân khuyết tật may, khảo sát để phát triển bộ tài liệu hướng dẫn thực hành và tối ưu hóa chính sách GEDSI tại doanh nghiệp.

\n
Thúc đẩy sự hòa nhập của công nhân khuyết tật ngành may tại doanh nghiệp - ảnh 1

Buổi ký kết hợp tác với Công ty Fashion Garments ngày 6.4, qua đó hướng tới nâng cao năng lực phục hồi kinh tế và sự hòa nhập cho công nhân khuyết tật ngành may

Bà Lê Quang Thu Ngọc, Trưởng phòng Phát triển tổ chức cao cấp Công ty Fashion Garments, cho biết tại công ty hơn 15 năm qua, có nhiều vị trí người lao động là người khuyết tật và chính sách tuyển dụng người khuyết tật đảm bảo đủ điều kiện, năng lực làm việc vẫn được ưu tiên.

Theo bà Lê Quang Thu Ngọc, thực tế đôi khi trong công việc, người khuyết tật bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin truyền thông nội bộ.

Qua ký kết hợp tác với dự án, đại diện các doanh nghiệp đều kỳ vọng công nhân là người khuyết tật sẽ được nâng cao năng lực, kỹ năng. Họ có thể hòa nhập với môi trường làm việc một cách thuận lợi, bình đẳng; đồng thời, có thể thấy được giá trị đóng góp của họ là điều không thể thiếu với công ty.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mong muốn nhân sự, người quản lý trực tiếp công nhân là người khuyết tật sẽ được trang bị kiến thức để giao tiếp, thấu cảm, hướng dẫn đúng và đạt hiệu quả cao, đảm bảo quan hệ lao động hài hòa.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: công, CỦA, doanh, đẩy, hóa, khuyết, Ngành, nghiệp, nhân, Nhập, Sự, Tài, tật, Thực

Lao động ngành sản xuất có tính thời vụ được tăng 8 giờ làm thêm/tháng

19th December 2021 by admin

Đây là quy định tại Thông tư 18 vừa được Bộ LĐ-TB-XH ban hành, quy định về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi với người lao động làm công việc sản xuất thời vụ, gia công theo đơn đặt hàng.

Quy định được áp dụng với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 – 36 tháng; và hợp đồng lao động không xác định thời hạn làm công việc gồm: sản xuất có tính thời vụ trong ngành nông – lâm – ngư – diêm nghiệp, đòi hỏi phải thu hoạch ngay, hoặc sau khi thu hoạch phải chế biến ngay không để lâu dài được; gia công hàng theo đơn đặt hàng, bị phụ thuộc vào thời điểm chủ hàng yêu cầu.

Lao động ngành sản xuất có tính thời vụ được tăng 8 giờ làm thêm/tháng - ảnh 1

Lao động trong các ngành sản xuất có tính thời vụ được tăng giờ làm thêm lên tối đa 40 giờ/tháng

T.HU Hằng

Thông tư quy định giới hạn thời gian làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm đối với lao động làm các công việc trên không quá 12 giờ/ngày và không quá 72 giờ/tuần.

Đáng chú ý, quy định mới nới tổng số giờ làm thêm trong tháng từ 32 giờ lên không quá 40 giờ và tổng số giờ làm thêm trong một năm từ 200 giờ lên không quá 300 giờ.

Về thời giờ nghỉ ngơi, thông tư quy định hằng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động.

\n

Lý giải về sự thay đổi này, Bộ LĐ-TB-XH cho rằng trong thời gian ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, có nhiều khoảng thời gian người lao động phải ngừng việc và cũng không sử dụng quỹ thời gian được phép làm thêm giờ. Đến khi có thể tổ chức sản xuất trở lại, doanh nghiệp và người lao động muốn thoả thuận làm thêm giờ để bù cho khoảng thời gian phải ngừng làm việc, mặc dù vẫn tuân thủ thời gian tối đa làm thêm giờ trong năm và thời gian làm thêm tối đa trong ngày, nhưng lại bị giới hạn về số giờ làm việc trong tháng không quá 40 giờ.

Lý do khác là việc phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh khiến lực lượng lao động đã giảm xuống dưới 50% ở không ít các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất trong chuỗi cung ứng như: dệt may, da, giày, chế biến thuỷ, hải sản… lực lượng lao động có khi giảm xuống dưới 30%, trong khi vẫn phải bảo đảm tiến độ sản xuất và các hợp đồng đã ký kết.

Quy định chặt chẽ của bộ luật Lao động đã gây khó khăn cho người sử dụng lao động thoả thuận với người lao động làm thêm giờ trong giai đoạn rất cần thiết này để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19. Điều này dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, sự chuyển dịch đầu tư từ Việt Nam sang các nước khác, và cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành kinh tế khác của Việt Nam.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, nếu tình hình kiểm soát dịch bệnh tốt, thì hoạt động của các doanh nghiệp sẽ ổn định bình thường trở lại. Điều này cũng vừa tạo điều kiện phục hồi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cũng không quá dài để gây quá tải cho người lao động có thể phải làm thêm liên tục trong khoảng thời gian dài.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: động, được, giờ, làm, Ngành, sản, tăng, thêm/tháng, thời, tỉnh, vụ, XUẤT

  • 1
  • 2
  • Next Page »

VIỆC LÀM MỚI

  • Nhu cầu nhân lực lớn ở 6 ngành công nghiệp tại TP.HCM
  • TUYỂN DỤNG KỸ SƯ KINH DOANH MẢNG TỰ ĐỘNG HÓA.
  • TP.HCM: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp điều chỉnh theo lương tối thiểu mới từ ngày 1.7
  • 4 năm tới, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần gần nửa triệu lao động
  • Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam viết 'tâm thư' gửi Thủ tướng về tăng lương tối thiểu vùng




TÀI KHOẢN







Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Giới thiệu
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

facebook
twitter
youtube
blogspot
pinterest

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN