TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm nang việc làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Thúc đẩy sự hòa nhập của công nhân khuyết tật ngành may tại doanh nghiệp

April 7, 2022 by admin

Ngày 6.4, Trung tâm Khuyết tật và phát triển (Trung tâm DRD) đã ký kết hợp tác với Công ty Fashion Garments (chuyên lĩnh vực may mặc, Khu công nghiệp Biên Hoà 2, TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) nhằm thông qua đó, tăng cường năng lực phục hồi kinh tế cũng như sự thích ứng môi trường làm việc cho công nhân khuyết tật ngành dệt may thời dịch Covid-19.

Trước đó, ngày 30.3, Trung tâm DRD cũng đã tổ chức ký kết hợp tác nội dung tương tự, với Công ty TNHH Saitex International Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Cử, Phó giám đốc Trung tâm DRD, cho biết buổi ký kết thuộc khuôn khổ Dự án tăng cường năng lực phục hồi kinh tế của công nhân khuyết tật ngành may trong bối cảnh dịch Covid-19 do đơn vị thực hiện và Tổ chức CARE tài trợ.

Đồng thời, dự án cũng hướng đến nâng cao năng lực thực hiện chiến lược bình đẳng giới và hòa nhập người khuyết tật (GEDSI) cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Cử cho biết, việc thực hành chính sách GEDSI là xu hướng ngày càng phổ biến. Bởi không chỉ giúp nâng cao giá trị thương hiệu, uy tín doanh nghiệp đối với xã hội; tăng sự gắn kết, hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp mà còn tối ưu hiệu quả làm việc của công nhân là người khuyết tật.

Các hoạt động chính của chương trình hợp tác này gồm: tổ chức tập huấn cho công nhân khuyết tật may, khảo sát để phát triển bộ tài liệu hướng dẫn thực hành và tối ưu hóa chính sách GEDSI tại doanh nghiệp.

\n
Thúc đẩy sự hòa nhập của công nhân khuyết tật ngành may tại doanh nghiệp - ảnh 1

Buổi ký kết hợp tác với Công ty Fashion Garments ngày 6.4, qua đó hướng tới nâng cao năng lực phục hồi kinh tế và sự hòa nhập cho công nhân khuyết tật ngành may

Bà Lê Quang Thu Ngọc, Trưởng phòng Phát triển tổ chức cao cấp Công ty Fashion Garments, cho biết tại công ty hơn 15 năm qua, có nhiều vị trí người lao động là người khuyết tật và chính sách tuyển dụng người khuyết tật đảm bảo đủ điều kiện, năng lực làm việc vẫn được ưu tiên.

Theo bà Lê Quang Thu Ngọc, thực tế đôi khi trong công việc, người khuyết tật bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin truyền thông nội bộ.

Qua ký kết hợp tác với dự án, đại diện các doanh nghiệp đều kỳ vọng công nhân là người khuyết tật sẽ được nâng cao năng lực, kỹ năng. Họ có thể hòa nhập với môi trường làm việc một cách thuận lợi, bình đẳng; đồng thời, có thể thấy được giá trị đóng góp của họ là điều không thể thiếu với công ty.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng mong muốn nhân sự, người quản lý trực tiếp công nhân là người khuyết tật sẽ được trang bị kiến thức để giao tiếp, thấu cảm, hướng dẫn đúng và đạt hiệu quả cao, đảm bảo quan hệ lao động hài hòa.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: công, CỦA, doanh, đẩy, hóa, khuyết, Ngành, nghiệp, nhân, Nhập, Sự, Tài, tật, Thực

Cần hiểu nhu cầu thiết thực của phụ nữ di cư để xây dựng chính sách

March 2, 2022 by admin

Thu nhập trung bình của phụ nữ di cư hơn 3,1 triệu đồng/tháng

TS Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, chủ nhiệm đề tài cho biết, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến người dân, an sinh xã hội, trong đó có hỗ trợ phụ nữ. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận chính sách của các nhóm dân số còn sự chênh lệch, nhất là đối với nhóm phụ nữ di cư.

Đề tài nghiên cứu xác định ba nhóm phụ nữ cần quan tâm: phụ nữ cao tuổi, phụ nữ di cư và phụ nữ người dân tộc thiểu số thực hiện tại 8 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước vào năm 2021 với 2.161 mẫu nghiên cứu. Các nghiên cứu nhằm thực hiện Chỉ thị 21 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong thời kì mới.

Cần hiểu nhu cầu thiết thực của phụ nữ di cư để xây dựng chính sách - ảnh 1

Phụ nữ di cư mong muốn được hỗ trợ nhiều nhất là phát triển kinh tế, tăng thu nhập, vay vốn hỗ trợ tài chính; được dạy nghề, đào tạo việc làm

NGỌC DƯƠNG

PGS-TS Trần Thị Minh Thi, Viện trưởng Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, đã trình bày một số phát hiện chính từ nghiên cứu khảo sát. Theo đó, có 83,7% phụ nữ di cư có trình độ chuyên môn nghề nghiệp là chưa qua đào tạo. Nghề nghiệp của họ chủ yếu là làm thuê, buôn bán nhỏ, lao động giản đơn.

Thu nhập trung bình của phụ nữ di cư chỉ hơn 3,1 triệu đồng/tháng. Riêng của phụ nữ cao tuổi thì con số này chỉ 2,54 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2020, ước tính thu nhập bình quân theo đầu người cả nước là 4,25 triệu đồng/tháng (thành thị 5,59 triệu đồng/tháng; nông thôn là 3,48 triệu đồng/tháng).

Đồng thời, có khoảng 67% phụ nữ di cư được khảo sát trả lời rằng họ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ nơi họ đến vì họ không biết đề nghị với ai, không thuộc đối tượng được hỗ trợ/không đăng ký tạm trú hay không có ai đề nghị hỗ trợ.

PGS-TS Trần Thị Minh Thi cũng cho hay, phụ nữ di cư mong muốn được hỗ trợ nhiều nhất là phát triển kinh tế, tăng thu nhập, vay vốn hỗ trợ tài chính; được dạy nghề, đào tạo việc làm; cải thiện môi trường sống tại nơi di cư…

Chính sách hỗ trợ phải thực chất

Tham dự hội thảo, PGS-TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu đời sống và xã hội (Viện Social Life) cho biết, qua khảo sát thực tế đời sống của người lao động di cư tự thân tại TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, ông từng chứng kiến nhiều trường hợp bi đát nhưng nghị lực sống của họ rất lớn. Họ là những người dễ bị tổn thương bởi chính hoàn cảnh sống bấp bênh và cả những diễn ngôn xã hội.

\n

Chính vì vậy, hướng tiếp cận chính sách nên nhìn vào tiềm năng của họ cho sự phát triển thay vì nhìn theo hướng họ cần được cảm thương, thụ động.

PGS-TS Nguyễn Đức Lộc nêu kiến nghị, vấn đề của người nữ lao động di cư cần phải đặt trên bàn nghị sự, mà trong đó, vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam rất quan trọng.

Để xây dựng chính sách, cần hiểu hơn nhu cầu thiết thực của phụ nữ di cư (ví dụ như được tạo điều kiện mua nhà giá rẻ, hỗ trợ thuê nhà trọ giá thấp, ưu đãi tiền điện, nước…); xây dựng cơ chế trao quyền và nâng cao năng lực của phụ nữ để đảm bảo cho sinh kế bền vững.

Cần hiểu nhu cầu thiết thực của phụ nữ di cư để xây dựng chính sách - ảnh 2

Hội thảo khoa học chủ đề “Nhóm phụ nữ di cư: Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp và mô hình hỗ trợ” tổ chức tại TP.HCM sáng 3.2

HUYỀN MAI

Cũng tham dự tại hội thảo, bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM), cũng đưa ra nhiều góp ý cho nghiên cứu, đơn cử như đề tài nên phân tích thêm nguyên do xuất cư.

Bà Thanh cho biết, một trong những thách thức hiện nay chính là lao động di cư tự do không tiếp cận chính sách của chính quyền vì thực trạng “di cư nội đô”, cụ thể là cơ quan chuyên trách bị “mất dấu” khi tiến hành hỗ trợ dịch vụ cho các nhóm đối tượng này. Trong khi đó, đến địa bàn mới với nhiều thách thức, người lao động tự do không thể tiếp cận dịch vụ hỗ trợ của nhà nước.

Trưởng ban Nữ công của Liên đoàn Lao động TP.HCM Huỳnh Thị Ngọc Liên cũng nhấn mạnh vai trò hỗ trợ của các đoàn thể, các nghiệp đoàn… đối với lao động nữ di cư. Bà Liên cũng đồng tình các kiến nghị về chính sách hỗ trợ vay vốn thuận lợi cho nữ công nhân lao động để tránh việc công nhân vay nóng, tín dụng đen; hỗ trợ tài chánh để nâng cao tay nghề.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: cần, câu, chính, CỦA, dụng, để, hiệu, Nữ, PHỤ, sách, Thiết, Thực, Xây

Chính sách hỗ trợ cần thực chất, kịp thời

February 23, 2022 by admin

Con số này được đánh giá cao hơn hẳn mọi năm và hoàn toàn khác xa với dự đoán ban đầu rằng người dân sẽ dè dặt quay lại làm việc.

Chính sách hỗ trợ cần thực chất, kịp thời - ảnh 1

Công nhân Công ty CP in số 7 (Q.Bình Tân, TP.HCM) trong ca sản xuất ngày 8.2

NGỌC DƯƠNG

Song song với sự trở lại mạnh mẽ của thị trường lao động, mới đây Chính phủ đã ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có nhóm giải pháp đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ NLĐ.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, dự kiến NLĐ đang thuê trọ, làm việc trong các khu chế xuất – khu công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm hay NLĐ quay lại thị trường sẽ được hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà trọ với mức hỗ trợ lần lượt là 500.000 và 1 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, Chính phủ còn có chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho công nhân vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất…

\n

Riêng tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho biết ngoài những chính sách của Chính phủ, TP sẽ vận động doanh nghiệp dành quỹ đất xây dựng khu lưu trú; vận động các chủ nhà trọ giảm giá thuê phòng hoặc cho chủ nhà trọ vay tiền để chỉnh trang phòng đạt chuẩn, an toàn, vệ sinh…

Cần khẳng định rằng đây là chính sách nhân văn của nhà nước. Tuy vậy, doanh nghiệp và NLĐ mong muốn các chính sách ấy cần thực tiễn, thực chất, nhanh chóng hơn. Đặc biệt phải sớm có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, điều kiện cho người thụ hưởng. Bởi thực tế như khi triển khai các gói hỗ trợ Covid-19 trước đây, địa phương còn nhiều lúng túng khi nhân lực và vật lực chưa đáp ứng đủ để thực hiện, dẫn đến tình trạng chi hỗ trợ trùng lắp hoặc chi sót…

Hiện nay, dịch Covid-19 tại TP.HCM đã từng bước được kiểm soát tốt hơn, hy vọng khoảng thời gian này là cơ hội để cơ quan, ban ngành chuyên trách lĩnh vực tính đến những chính sách hỗ trợ NLĐ thực chất và bền vững hơn nữa.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: cần, chất, chính, Hộ, kịp, sách, thời, Thực, Trợ

Thực Tập Sinh Kinh Doanh Cho Thuê

January 8, 2022 by admin

Hình thức làm việc : Thực tập và dự án
Mức lương : 1500000 – 2000000 Triệu
Số lượng tuyển : 5
Lĩnh vực ngành nghề : Bất động sản
Giới tính : Không yêu cầu
Trình độ : Cao đẳng
Hạn nộp hồ sơ : 24/01/2022
Địa điểm làm việc : Hà nội
Hồ Chí Minh
Mô tả công việc : 1. Gọi điện thoại chăm sóc khách hàng theo data có sẵn, nghiên cứu nhu cầu thị trường.

2. Hỗ trợ update thông tin khách hàng và nhà cung cấp.

3. Hỗ trợ làm việc với khách hàng và chủ đầu tư.

4. Hỗ trợ phòng kinh doanh, làm việc trực tiếp với quản lý trực tiếp.

Kỹ năng công việc : 1. Nhanh nhẹn, chịu khó;

2. Kỹ năng tin học văn phòng cơ bản;

3. Có khả năng tìm kiếm và xử lý thông tin tốt;

4. Ưu tiên sinh viên năm 3, năm cuối và mới ra trường và các ứng viên nộp hồ sơ sớm.

Thời gian thử việc : Nhận việc ngay
Các chế độ khác : 1. Được hỗ trợ thực tập full-time 2.000.000/tháng.

2. Hỗ trợ chi phí điện thoại, vé xe, dấu thực tập.

3. Làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp có nhiều cơ hội thăng tiến lên nhân viên chính thức .

4. Được hưởng các chính sách phúc lợi theo quy định của công ty.

5. Được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ thường xuyên.

Yêu cầu hồ sơ : •Đơn xin việc và sơ yếu lý lịch ghi rõ điện thoại và email liên hệ.
•Bản photo bằng, bảng điểm và các chứng chỉ liên quan (nếu có).
•2 ảnh (4 x 6) mới chụp trong vòng 6 tháng

      In công việc   

Việc làm tuyển dụng

Filed Under: Việc làm tổng hợp Tagged With: doanh, kinh, sinh, tập, Thực, thuê

10 dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022: Xu hướng phi chính thức gia tăng

January 3, 2022 by admin

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống xã hội (Viện SocialLife). Ngày 3.1.2022, PV Thanh Niên đã có buổi trao đổi với ông về những dự báo xu hướng thị trường lao động, việc làm trong năm 2022:

1. Doanh nghiệp chuyển sang thuê khoán dịch vụ, trả lương theo sản phẩm

Doanh nghiệp có xu hướng hoặc đầu tư máy móc tự động hóa để dần thay thế con người hoặc tuyển dụng và trả lương người lao động theo sản phẩm, không nhất thiết phải theo mô hình ký giao kết hợp đồng lao động.

PGS-TS Nguyễn Đức Lộc đánh giá, xu hướng nền kinh tế hậu tiền lương này được mở rộng và là tất yếu. Một, vì doanh nghiệp ngày càng muốn tối ưu hóa hoạt động sản xuất dịch vụ, trong khi đó, bối cảnh dịch Covid-19 là một “chất xúc tác” khiến xu hướng này đi nhanh hơn; Hai, người lao động có tay nghề ngày càng có xu hướng làm việc từ xa, làm nhiều việc khác nhau chứ không nhất thiết phải làm một công việc duy nhất.

2. Lao động giản đơn trở nên yếu thế nhất

Xu hướng trả lương mới quy trách nhiệm cho người lao động, đồng thời, có khả năng biến thành “cuộc đua tranh” về sản phẩm, rất dễ đào thải những lao động lớn tuổi.

Lao động giản đơn (lao động không đòi hỏi phải đào tạo về chuyên môn) không có nhiều lựa chọn và có thể bị ép vào cuộc chơi này, làm nhiều hơn để có tiền sống (làm nhiều hơn để mua sự an sinh).

10 dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022: Xu hướng phi chính thức gia tăng - ảnh 1

Công nhân Công ty TNHH Nobland Việt Nam (Q.12) ngừng việc vì không đồng tình hình thức trả lương mới vào ngày 25.12.2021

Về quan hệ lao động, thời gian ban đầu, có thể sẽ diễn ra nhiều xung đột giữa người lao động và doanh nghiệp, dễ thấy gần đây nhất là những vụ công nhân ngừng việc tập thể liên quan thay đổi hình thức trả lương.

3. Xu hướng “phi chính thức” lao động gia tăng

Những đô thị lớn như TP.HCM sẽ chứng kiến việc số lượng lao động phi chính thức (tức làm việc không có giao kết hợp đồng lao động) gia tăng. Nguyên do tương tự nêu trên, xuất phát từ hai phía doanh nghiệp và người lao động. Doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi nhuận hơn; còn người lao động ngày càng thích tự chủ, linh hoạt (có thể làm nhiều việc), ít áp lực…

10 dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022: Xu hướng phi chính thức gia tăng - ảnh 2

Xu hướng lao động phi chính thức gia tăng

BÍCH NGÂN

4. Lao động trên nền tảng chia sẻ có thể trở nên chính thức

Tuy nhiên, hướng ngược lại, lao động trên nền tảng chia sẻ (như tài xế công nghệ, giao hàng… trên các ứng dụng kỹ thuật số trung gian vốn chưa rõ ràng trong việc định danh mối quan hệ lao động – PV) rất có thể chuyển sang hướng chính thức. Bởi lẽ, rất nhiều tài xế coi đây là một ngành nghề chính thức, nên trong tương lai, có thể có nhiều thay đổi, bổ sung liên quan đến “danh phận” của nhóm này trong vận động chính sách.

10 dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022: Xu hướng phi chính thức gia tăng - ảnh 3

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống xã hội (Viện SocialLife)

ẢNH DO NVCC

5. Chi phí tiêu dùng có thể sẽ tăng cao

Lao động di cư trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán. Trong trường hợp lao động di cư trở lại dè dặt, chi phí tiêu dùng sẽ bị đẩy lên (như ở phân khúc chuỗi dịch vụ phụ trợ, logistics) vì thị trường thiếu lao động phi chính thức, khan hiếm lao động chân tay.

Đơn cử, nếu một công ty cần vận chuyển thông thường sẽ thuê mướn lao động phi chính thức để có giá rẻ hơn, tuy nhiên nếu thiếu vắng nhóm này, họ buộc phải thuê nhân công khác/đơn vị khác và gia tăng chi phí tiêu dùng sản phẩm. Trước đây, thị trường tiêu dùng tương đối bình ổn vì có sự tham gia của lao động phi chính thức.

\n

6. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn liền với các kỹ năng mềm về “visual”

Với xu hướng làm việc từ xa, một số ngành nghề thu hẹp và được máy móc thay thế, nhất là đối với khối văn phòng, hành chính, kế toán… Đồng thời, với khối văn phòng, đòi hỏi nhân viên đều phải sử dụng nền tảng số để xử lý công việc.

Xu hướng này, cùng với việc con người ngày càng tương tác trên không gian mạng nhiều hơn, cũng là cơ hội, kích thích ngành nghề sáng tạo, kỹ năng gắn với công nghệ, tư duy sáng tạo, các kỹ năng mềm về “visual” (trực quan) như thiết kế, marketing… Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi mức độ, thời gian làm việc chính xác và trách nhiệm cao hơn…

Một số lĩnh vực hiện hữu như xuất bản sẽ có xu hướng “độc đáo” hóa, làm ra các sản phẩm xa xỉ, hàng chất lượng, “handmade” nhiều hơn.

Trong khối ngành nông nghiệp, có thể thấy nhiều hơn mô hình nông nghiệp gắn liền với nghỉ dưỡng, có cung cấp dịch vụ thụ hưởng cho những người khác.

7. Xu hướng tổ chức đại diện cho người lao động theo ngành nghề

PGS-TS Nguyễn Đức Lộc cho hay, việc đại diện cho người lao động không phải dễ dàng. Tương lai, có thể chứng kiến những xu hướng nghiệp đoàn nhỏ, có tổ chức đại diện nhưng sẽ là cho nhóm ngành nghề hơn là đại diện tại doanh nghiệp.

Trước mắt, có hai hình thức là theo đại diện theo ngành nghề và nhóm tự lập, tự quản để giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, vấn đề nhỏ lẻ.

8. Mô hình nhà nước phúc lợi bị thách thức

Nêu ra hai mô hình về phúc lợi xã hội (những chi phí xã hội như lương hưu, bảo hiểm xã hội, y tế… – PV) gồm nhà nước phúc lợi và thị trường/dịch vụ phúc lợi, PSG-TS Nguyễn Đức Lộc nhận định, mô hình thị trường/dịch vụ phúc lợi sẽ nổi trội, gia tăng; trong khi đó mô hình nhà nước phúc lợi bị thách thức khi đi kèm xu hướng “phi chính thức” hóa, tỷ lệ người mất việc hoặc chuyển sang làm dịch vụ ngày càng cao.

Người lao động có thể rút ra khỏi hệ thống nhà nước phúc lợi để theo hướng làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu và tự trả tiền cho các dịch vụ về y tế, sức khỏe…

9. Thách thức nhất vẫn là “hiểu được” lao động di cư

Gói hỗ trợ Covid-19 khẩn cấp thời gian qua khi thực hiện cho thấy nhiều lúng túng, đồng thời nó cũng cho ra những bài học kinh nghiệm về cách thức tổ chức.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất vẫn là phải hiểu lao động di cư. PGS-TS Nguyễn Đức Lộc nhận định, lao động di cư thường âm thầm làm việc, có hướng né tránh những gì gọi là “chính thức”. Họ dễ bị tổn thương nhiều mặt, chỉ còn lại tên mình, nhưng ví dụ như khai báo tên, làm thẻ ngân hàng…, họ vẫn sợ bị lừa, gặp phiền phức… Nhà nước cần thực hành cho lao động di cư, để họ an tâm, tránh những lúng túng bị lặp lại. Các chính sách đưa ra cần hiểu sâu về lao động di cư, bằng không sẽ khó “gặp gỡ” nhau.

10. Hệ thống an sinh xã hội cho lao động phi chính thức

Việc xây dựng một hệ thống quỹ an sinh xã hội dành cho lao động phi chính thức là giải pháp được thực hiện trong thời gian tới, để họ có thể tham gia vào, giảm rủi ro như thiên tai, dịch bệnh… Tuy nhiên, mô hình này còn gặp nhiều thách thức, bởi người lao động chân tay, thu nhập rất ít nên họ có xu hướng không muốn chi những khoản tiền này, mà thay vào đó sẽ phụ thuộc vào an sinh xã hội tự nhiên như trong gia đình, con cái sẽ lo cho bố mẹ…

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: 2022, BẢO, chính, Dự, động, HƯỞNG, làm, năm, tăng, Thị, Thực, trương, việc

  • « Previous Page
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • …
  • 6
  • Next Page »

VIỆC LÀM MỚI

  • Nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024, người lao động được nghỉ mấy ngày?
  • Hàng nghìn việc làm thêm chờ sinh viên
  • Công ty TNHH Hue Vina nợ lương, bảo hiểm: Đảm bảo quyền lợi của công nhân
  • Sở LĐ-TB-XH là đầu mối duy nhất được cấp phép cho lao động nước ngoài
  • Đủ 'chiêu trò' trục lợi quỹ bảo BHXH, BHYT

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Giới thiệu
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

facebook
twitter
youtube
blogspot
pinterest

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: phanphoi.edu.vn