TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm nang việc làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Vĩnh Long tổ chức ngày hội Việc làm – giáo dục nghề nghiệp năm 2022

8th May 2022 by admin

Ngày 8.5, tại quảng trường TP.Vĩnh Long, Sở LĐ-TB-XH Vĩnh Long tổ chức Ngày hội Việc làm – giáo dục nghề nghiệp năm 2022.

Vĩnh Long tổ chức ngày hội Việc làm - giáo dục nghề nghiệp năm 2022 - ảnh 1

Ngày hội Việc làm – giáo dục nghề nghiệp tỉnh Vĩnh Long năm 2022

XUÂN PHÚC

Ông Trần Văn Khái, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Vĩnh Long, cho biết tham dự ngày hội có 13 doanh nghiệp tuyển dụng lao động trong nước (7 doanh nghiệp trong tỉnh, 6 doanh nghiệp ngoài tỉnh); 24 doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; 14 cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long và 4 trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL.

Vĩnh Long tổ chức ngày hội Việc làm - giáo dục nghề nghiệp năm 2022 - ảnh 2

Một gian hàng tư vấn của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

XUÂN PHÚC

Ngoài ra, ngày hội còn tổ chức triển lãm, tuyên truyền tư vấn các mô hình khởi nghiệp, mô hình giải pháp phát triển việc làm, mô hình giải pháp đào tạo nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm… Trình diễn, biểu diễn các nghề như: kỹ thuật pha chế đồ uống, kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ lễ tân, trang điểm thẩm mỹ,..

\n

Trong khuôn khổ Ngày hội còn có hội thảo chương trình kết nối việc làm – đào tạo nghề – bảo hiểm thất nghiệp trong điều kiện sau ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19; Tổng kết công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2021.

Tại ngày hội, hơn 1.000 sinh viên và người lao động đã được thông tin về tuyển dụng, việc làm trong nước; tư vấn tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Tư vấn, thông tin tuyển sinh, tuyên truyền quảng bá hoạt động của các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: 2022, chức, Dục, GIAO, hỏi, làm, lòng, năm, ngay, nghề, nghiệp, tố, việc, Vĩnh

Năm 2022, TP.HCM sẽ lập thêm 300 công đoàn cơ sở

30th January 2022 by admin

Theo Chương trình công tác tổ chức năm 2022, LĐLĐ TP.HCM đặt ra những chỉ tiêu phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.

Tính đến cuối năm 2021, LĐLĐ TP.HCM quản lý 19.888 công đoàn cơ sở với hơn 1,3 triệu đoàn viên. Hệ thống công đoàn TP.HCM gồm có các ban chuyên môn thuộc cơ quan LĐLĐ cấp thành phố; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (LĐLĐ quận, huyện và Công đoàn ngành, sở, khối, tổng công ty và cấp trên tương đương); công đoàn cơ sở trực thuộc; các đơn vị kinh tế, sự nghiệp trực thuộc.

Năm 2022, TP.HCM sẽ lập thêm 300 công đoàn cơ sở - ảnh 1

Năm 2022, LĐLĐ TP.HCM đặt chỉ tiêu phát triển 100.000 đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn

phạm thu ngân

Trong năm 2022, LĐLĐ TP.HCM đặt chỉ tiêu phát triển 100.000 đoàn viên công đoàn (trong đó gồm 98.000 đoàn viên trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và 2.000 đoàn viên công đoàn ở khu vực kinh tế phi chính thức).

\n

Chương trình cũng nêu rõ: “Thành lập 300 công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp đang hoạt động có sử dụng từ 25 lao động trở lên”, đồng thời, thí điểm thành lập 1 – 2 công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ các quận, huyện và TP.Thủ Đức để tập hợp người lao động tại những nơi không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở.

Ngoài ra, năm 2022, LĐLĐ TP.HCM cũng sẽ xây dựng đề án sáp nhập 2 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc (Trường trung cấp nghề kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng, Trường trung cấp công đoàn Thành phố); phương án giải thể 1 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc (Trung tâm giáo dục thường xuyên Tôn Đức Thắng); Đề án thành lập Trung tâm hỗ trợ người lao động; Đề án tập hợp các tổ chức đại diện người lao động được thành lập, hoạt động trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

Hiện nay, theo pháp luật và đặc biệt là bộ Luật lao động năm 2019 (sửa đổi), tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm công đoàn cơ sở và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp do người lao động lập theo quy định (hiện vẫn trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các nghị định hướng dẫn chi tiết quy trình thành lập).

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: 2022, công, đoán, Lắp, năm, sẽ, số, thêm, TP.HCM

10 dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022: Xu hướng phi chính thức gia tăng

3rd January 2022 by admin

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống xã hội (Viện SocialLife). Ngày 3.1.2022, PV Thanh Niên đã có buổi trao đổi với ông về những dự báo xu hướng thị trường lao động, việc làm trong năm 2022:

1. Doanh nghiệp chuyển sang thuê khoán dịch vụ, trả lương theo sản phẩm

Doanh nghiệp có xu hướng hoặc đầu tư máy móc tự động hóa để dần thay thế con người hoặc tuyển dụng và trả lương người lao động theo sản phẩm, không nhất thiết phải theo mô hình ký giao kết hợp đồng lao động.

PGS-TS Nguyễn Đức Lộc đánh giá, xu hướng nền kinh tế hậu tiền lương này được mở rộng và là tất yếu. Một, vì doanh nghiệp ngày càng muốn tối ưu hóa hoạt động sản xuất dịch vụ, trong khi đó, bối cảnh dịch Covid-19 là một “chất xúc tác” khiến xu hướng này đi nhanh hơn; Hai, người lao động có tay nghề ngày càng có xu hướng làm việc từ xa, làm nhiều việc khác nhau chứ không nhất thiết phải làm một công việc duy nhất.

2. Lao động giản đơn trở nên yếu thế nhất

Xu hướng trả lương mới quy trách nhiệm cho người lao động, đồng thời, có khả năng biến thành “cuộc đua tranh” về sản phẩm, rất dễ đào thải những lao động lớn tuổi.

Lao động giản đơn (lao động không đòi hỏi phải đào tạo về chuyên môn) không có nhiều lựa chọn và có thể bị ép vào cuộc chơi này, làm nhiều hơn để có tiền sống (làm nhiều hơn để mua sự an sinh).

10 dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022: Xu hướng phi chính thức gia tăng - ảnh 1

Công nhân Công ty TNHH Nobland Việt Nam (Q.12) ngừng việc vì không đồng tình hình thức trả lương mới vào ngày 25.12.2021

Về quan hệ lao động, thời gian ban đầu, có thể sẽ diễn ra nhiều xung đột giữa người lao động và doanh nghiệp, dễ thấy gần đây nhất là những vụ công nhân ngừng việc tập thể liên quan thay đổi hình thức trả lương.

3. Xu hướng “phi chính thức” lao động gia tăng

Những đô thị lớn như TP.HCM sẽ chứng kiến việc số lượng lao động phi chính thức (tức làm việc không có giao kết hợp đồng lao động) gia tăng. Nguyên do tương tự nêu trên, xuất phát từ hai phía doanh nghiệp và người lao động. Doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi nhuận hơn; còn người lao động ngày càng thích tự chủ, linh hoạt (có thể làm nhiều việc), ít áp lực…

10 dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022: Xu hướng phi chính thức gia tăng - ảnh 2

Xu hướng lao động phi chính thức gia tăng

BÍCH NGÂN

4. Lao động trên nền tảng chia sẻ có thể trở nên chính thức

Tuy nhiên, hướng ngược lại, lao động trên nền tảng chia sẻ (như tài xế công nghệ, giao hàng… trên các ứng dụng kỹ thuật số trung gian vốn chưa rõ ràng trong việc định danh mối quan hệ lao động – PV) rất có thể chuyển sang hướng chính thức. Bởi lẽ, rất nhiều tài xế coi đây là một ngành nghề chính thức, nên trong tương lai, có thể có nhiều thay đổi, bổ sung liên quan đến “danh phận” của nhóm này trong vận động chính sách.

10 dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022: Xu hướng phi chính thức gia tăng - ảnh 3

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống xã hội (Viện SocialLife)

ẢNH DO NVCC

5. Chi phí tiêu dùng có thể sẽ tăng cao

Lao động di cư trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán. Trong trường hợp lao động di cư trở lại dè dặt, chi phí tiêu dùng sẽ bị đẩy lên (như ở phân khúc chuỗi dịch vụ phụ trợ, logistics) vì thị trường thiếu lao động phi chính thức, khan hiếm lao động chân tay.

Đơn cử, nếu một công ty cần vận chuyển thông thường sẽ thuê mướn lao động phi chính thức để có giá rẻ hơn, tuy nhiên nếu thiếu vắng nhóm này, họ buộc phải thuê nhân công khác/đơn vị khác và gia tăng chi phí tiêu dùng sản phẩm. Trước đây, thị trường tiêu dùng tương đối bình ổn vì có sự tham gia của lao động phi chính thức.

\n

6. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn liền với các kỹ năng mềm về “visual”

Với xu hướng làm việc từ xa, một số ngành nghề thu hẹp và được máy móc thay thế, nhất là đối với khối văn phòng, hành chính, kế toán… Đồng thời, với khối văn phòng, đòi hỏi nhân viên đều phải sử dụng nền tảng số để xử lý công việc.

Xu hướng này, cùng với việc con người ngày càng tương tác trên không gian mạng nhiều hơn, cũng là cơ hội, kích thích ngành nghề sáng tạo, kỹ năng gắn với công nghệ, tư duy sáng tạo, các kỹ năng mềm về “visual” (trực quan) như thiết kế, marketing… Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi mức độ, thời gian làm việc chính xác và trách nhiệm cao hơn…

Một số lĩnh vực hiện hữu như xuất bản sẽ có xu hướng “độc đáo” hóa, làm ra các sản phẩm xa xỉ, hàng chất lượng, “handmade” nhiều hơn.

Trong khối ngành nông nghiệp, có thể thấy nhiều hơn mô hình nông nghiệp gắn liền với nghỉ dưỡng, có cung cấp dịch vụ thụ hưởng cho những người khác.

7. Xu hướng tổ chức đại diện cho người lao động theo ngành nghề

PGS-TS Nguyễn Đức Lộc cho hay, việc đại diện cho người lao động không phải dễ dàng. Tương lai, có thể chứng kiến những xu hướng nghiệp đoàn nhỏ, có tổ chức đại diện nhưng sẽ là cho nhóm ngành nghề hơn là đại diện tại doanh nghiệp.

Trước mắt, có hai hình thức là theo đại diện theo ngành nghề và nhóm tự lập, tự quản để giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, vấn đề nhỏ lẻ.

8. Mô hình nhà nước phúc lợi bị thách thức

Nêu ra hai mô hình về phúc lợi xã hội (những chi phí xã hội như lương hưu, bảo hiểm xã hội, y tế… – PV) gồm nhà nước phúc lợi và thị trường/dịch vụ phúc lợi, PSG-TS Nguyễn Đức Lộc nhận định, mô hình thị trường/dịch vụ phúc lợi sẽ nổi trội, gia tăng; trong khi đó mô hình nhà nước phúc lợi bị thách thức khi đi kèm xu hướng “phi chính thức” hóa, tỷ lệ người mất việc hoặc chuyển sang làm dịch vụ ngày càng cao.

Người lao động có thể rút ra khỏi hệ thống nhà nước phúc lợi để theo hướng làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu và tự trả tiền cho các dịch vụ về y tế, sức khỏe…

9. Thách thức nhất vẫn là “hiểu được” lao động di cư

Gói hỗ trợ Covid-19 khẩn cấp thời gian qua khi thực hiện cho thấy nhiều lúng túng, đồng thời nó cũng cho ra những bài học kinh nghiệm về cách thức tổ chức.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất vẫn là phải hiểu lao động di cư. PGS-TS Nguyễn Đức Lộc nhận định, lao động di cư thường âm thầm làm việc, có hướng né tránh những gì gọi là “chính thức”. Họ dễ bị tổn thương nhiều mặt, chỉ còn lại tên mình, nhưng ví dụ như khai báo tên, làm thẻ ngân hàng…, họ vẫn sợ bị lừa, gặp phiền phức… Nhà nước cần thực hành cho lao động di cư, để họ an tâm, tránh những lúng túng bị lặp lại. Các chính sách đưa ra cần hiểu sâu về lao động di cư, bằng không sẽ khó “gặp gỡ” nhau.

10. Hệ thống an sinh xã hội cho lao động phi chính thức

Việc xây dựng một hệ thống quỹ an sinh xã hội dành cho lao động phi chính thức là giải pháp được thực hiện trong thời gian tới, để họ có thể tham gia vào, giảm rủi ro như thiên tai, dịch bệnh… Tuy nhiên, mô hình này còn gặp nhiều thách thức, bởi người lao động chân tay, thu nhập rất ít nên họ có xu hướng không muốn chi những khoản tiền này, mà thay vào đó sẽ phụ thuộc vào an sinh xã hội tự nhiên như trong gia đình, con cái sẽ lo cho bố mẹ…

Tin liên quan

Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: 2022, BẢO, chính, Dự, động, HƯỞNG, làm, năm, tăng, Thị, Thực, trương, việc

Năm 2022, cả nước có 256.685 biên chế công chức hưởng lương ngân sách

23rd September 2021 by admin

Theo đó, tổng biên chế công chức năm 2022 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và cán bộ, công chức cấp xã), biên chế của các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước và biên chế công chức dự phòng là 256.685.
Cụ thể, biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước là 247.722; trong đó các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng thành lập (mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập) là 106.890; các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện là 140.832.
Số biên chế của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là 1.068; tổng biên chế của các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 686. Biên chế công chức để chuyển công chức phường tại các phường không tổ chức HĐND thành công chức quận ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng là 7.035. Số biên chế công chức dự phòng là 174.

Lao động – Việc làm | Tin Tức Tuyển Dụng
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, 2022, 256.685, Biên, cả, chế, chức, công, HƯỞNG, năm, NGÂN, NƯỚC, sách

VIỆC LÀM MỚI

  • Nhu cầu nhân lực lớn ở 6 ngành công nghiệp tại TP.HCM
  • TUYỂN DỤNG KỸ SƯ KINH DOANH MẢNG TỰ ĐỘNG HÓA.
  • TP.HCM: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp điều chỉnh theo lương tối thiểu mới từ ngày 1.7
  • 4 năm tới, ngành dệt may – giày da tại TP.HCM cần gần nửa triệu lao động
  • Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam viết 'tâm thư' gửi Thủ tướng về tăng lương tối thiểu vùng




TÀI KHOẢN







Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Giới thiệu
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

facebook
twitter
youtube
blogspot
pinterest

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: WWW.TCTSHOP.VN