TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm nang việc làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ

November 26, 2023 by admin

Khát khao con chữ

“Ông Lỳ Nỏ Pó là đồng môn của tôi đấy”, ông Hà Văn Cương (43 tuổi, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An) cười khi dẫn chúng tôi tới thăm ông Pó. Tôi cứ ngỡ ông chủ người Mông làm giàu trên núi Thằm Tạp này còn trẻ lắm. Ấy nhưng đón chúng tôi là người đàn ông đã luống tuổi, chân chất như những người đàn ông dân tộc Mông tôi gặp nơi dải đất biên cương này.

“Tôi 25 tuổi mới đi học, nên học cùng khóa với Phó Bí thư Cương thôi. Tôi sinh năm 1962, tính ra là 61 tuổi rồi”, ông Pó giới thiệu về mình.

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ - 1

Ông Lỳ Nỏ Pó (Ảnh: Hoàng Lam).

Thời điểm đó, ông Pó đã lấy vợ và là người cha của hai đứa con. Lỳ Nỏ Pó sinh ra và lớn lên ở Nậm Tột – cái tên cũng đủ gợi lên sự tách biệt, cheo leo và cái nghèo cả về kinh tế lẫn tri thức. Bởi vậy, những năm giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, một người đàn ông đã có vợ con xuống núi đi học chữ là sự kiện chấn động cả bản.

Năm 1987, Nỏ Pó được vợ gói cho mấy cân gạo, vượt đường rừng xuống trung tâm xã theo học lớp xóa mù chữ. Ngoài ông Pó còn có mấy “đồng môn” lớn tuổi nữa, họ dựng lán, góp gạo thổi cơm để nuôi giấc mơ về con chữ.

“Bản ta nghèo lắm, cũng bởi không biết chữ cả thôi. Đi học dưới xã cả tuần, không đi làm rẫy được, vợ lại nuôi con nhỏ thì vất vả lắm nhưng Nhà nước cho học, phải đi chứ. Tay ta cầm dao, cầm rựa phát rẫy quen rồi, cầm cái bút không quen, viết theo cái ý của mình khó lắm, nhưng khó phải cố thôi”, ông Pó kể.

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ - 2

Ông Pó kể chuyện đi học cái chữ ở tuổi 25, khi bàn tay đã quen cầm dao phát rẫy (Ảnh: Hoàng Lam).

Bằng khổ luyện và khát khao con chữ, Lỳ Nỏ Pó học hết tiểu học. Muốn học thêm phải xuống Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện. 30 tuổi, quãng đường đến với cái chữ của người đàn ông dân tộc Mông này lại xa thêm 50 cây số. Hồi ấy, đường xuống huyện còn khó đi lắm, chưa được thảm nhựa như bây giờ, xe cộ cũng không có, Nỏ Pó phải đi bộ. Khó khăn như thế nhưng không ngăn được quyết tâm “học lên cao” của Lỳ Nỏ Pó.

“Tôi học đến lớp 7 thì vợ sinh đứa con thứ 4. Sinh khó, phải đi viện cấp cứu, tôi phải nghỉ học để chăm sóc vợ. Hai đứa con đầu đã đi học, vợ đau yếu lại phải nuôi con nhỏ, mình là trụ cột trong nhà, phải về thôi”, ông Pó vẫn nuối tiếc khi nói về sự học bị đứt gánh giữa chừng của mình.

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ - 3

Ông Lỳ Nỏ Pó thành công với mô hình chăn nuôi đại gia súc, có thời điểm tổng đàn lên tới hơn 100 con trâu, bò, ngựa (Ảnh: Huyền Ngân).

Khi bản Nậm Tột được tách ra thành các bản mới, gia đình ông Pó trở thành công dân của bản Phà Khốm. Có chữ nghĩa, Lỳ Nỏ Pó được tín nhiệm làm Bí thư đoàn thanh niên, rồi Trưởng bản Phà Khốm. Năm 1996, Nỏ Pó được đứng vào hàng ngũ Đảng và được bầu giữ Bí thư chi bộ bản.

Mình là đảng viên, chẳng lẽ cứ chịu mãi cảnh nghèo này?, ông Pó nghĩ và trăn trở lắm. Năm 1999, Ngân hàng chính sách xã hội có chương trình cho vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế, Lỳ Nỏ Pó mạnh dạn làm hồ sơ vay 5 triệu đồng, mua 2 con bò giống thả trên núi Thằm Tạp để khởi nghiệp.

Từ 2 con bò đầu tiên này, đảng viên người Mông bước chân vào con đường làm giàu lắm gian nan nơi miền biên viễn.

Gia tài bạc tỷ trên núi Thằm Tạp

Năm 2003, thực hiện chủ trương đưa đồng bào Mông ở các bản biên giới của xã Tri Lễ về sinh sống ở khu kinh tế mới Minh Châu, Lỳ Nỏ Pó đưa cả gia đình rời Phà Khốm.

Xuống khu kinh tế mới, Lỳ Nỏ Pó được bầu giữ chức vụ trưởng ban công tác mặt trận bản D1. Khi bản D1 sáp nhập vào bản Na Niếng, ông xin nghỉ vì có tuổi, hơn nữa, quá bận với đàn trâu, bò ngựa cả trăm con.

Hỏi chuyện nuôi trâu bò, ông Pó kể say sưa lắm. Chuyển đến khu kinh tế mới theo chủ trương của huyện, của xã nhưng chuồng trại của gia đình ông vẫn để lại bản cũ. Từ chỗ ở đến khu chuồng trại chăn nuôi trên núi Thằm Tạp, vợ chồng ông Pó phải di chuyển non chục cây số.

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ - 4

Ông Pó khoanh 10ha đất rừng để chăn trâu bò (Ảnh: Huyền Ngân).

“Tôi mua bò cái nuôi, đẻ bê cái thì để nuôi, bê đực thì bán đi. Bán 2 con bê đực mua được một con bê cái, cứ thế tăng đàn dần dần, rồi mua thêm trâu, ngựa. Có thời điểm, tổng đàn trâu, bò, ngựa của tôi phải đến trên 100 con”, ông Pó say sưa kể.

Thời gian đầu, đàn bò của ông cứ thả rông trong rừng, tự kiếm ăn. Chuyện trâu bò mải kiếm ăn, đi sâu vào trong rừng, phải đi tìm hay lẫn vào đàn của hàng xóm xảy ra như cơm bữa. Chưa kể, mùa mưa rét, sương muối, bò chết dần chết mòn, con chết do đói, con chết vì rét quá. “Có năm chết 8 con, có năm chết 16 con”, ông Pó kể. Tôi nhẩm tính sơ sơ, cứ trung bình mỗi con 20 triệu đồng, ông Pó cũng thiệt hại mấy trăm triệu đồng.

Phải thay đổi cách thức chăn nuôi thôi, không thể cứ “nhờ trời” mãi được, ông Pó nghĩ. Ông xuống núi, tranh thủ tham dự các lớp khuyến nông, học hỏi thêm về cách thức chăm sóc đàn gia súc. Đều đặn mỗi năm ông tiêm phòng cho đàn trâu bò của mình 2 lần, bổ sung muối vào thức ăn để tăng sức đề kháng.

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ - 5

Gia đình ông Pó dành 2ha đất trồng cỏ voi để chủ động nguồn thức ăn cho trâu bò, nhất là vào thời điểm mưa rét (Ảnh: Huyền Ngân).

Cùng với kiến thức được tập huấn, lại được các đồng chí trong Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, Hội nông dân xã Tri Lễ góp ý, ông bắt tay vào khoanh rừng để nuôi bò. Vẫn là nuôi thả đấy, nhưng theo cách thức dễ quản lý hơn.

10ha đất núi Thằm Tạp ông phân chia từng khu vực, trong đó dành hẳn 2ha đất trồng cỏ voi chủ động nguồn thức ăn, phần còn lại khoanh đồng cỏ để trâu bò tự đi kiếm ăn khi thời tiết thuận lợi.

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ - 6

Ông Hà Văn Cương – Phó Bí thư Đảng ủy xã Tri Lễ – đánh giá mô hình chăn nuôi của ông Pó có quy mô tổng đàn lớn nhất và hiệu quả nhất xã (Ảnh: Hoàng Lam).

“Tôi chia thành từng đàn nhỏ, mỗi đàn chỉ có 1-2 con bò đực thôi, nếu nhiều bò đực sẽ dẫn đến tranh dành con cái, việc phối giống hay bảo vệ đàn khó hơn. Mà phải chọn bò đực to, khỏe, như thế mới tốt giống”, ông Pó chia sẻ về kinh nghiệm tăng đàn gia súc của mình.

Ông xây dựng các khu chuồng trại, vào những đợt rét đậm, rét hại “sơ tán” đàn bê hay những con bò ốm yếu vào đấy, che bạt cản gió, đốt củi sưởi ấm cho bò. Nhờ tiêm phòng đầy đủ, chủ động nguồn thức ăn dự trữ, có khu chuồng trại tránh mưa, rét, ông Pó khắc phục dần yếu điểm của cách thức chăn nuôi truyền thống của đồng bào Mông nơi đây.

“Giờ hai vợ chồng có tuổi rồi, phải giảm đàn thôi. Tôi bán hết ngựa rồi, giờ chỉ nuôi 35 con bò, bê và 25 con trâu”, ông Pó kể.

Theo tiết lộ của ông Pó, thời điểm này, giá trâu bò có giảm hơn so với trước kia nhưng một con trâu thịt nặng khoảng 1,5 tạ có giá 30 triệu đồng, con bò khoảng 1 tạ có giá 17-18 triệu đồng. Tính bình quân, đàn trâu, bò của ông Pó có giá trị khoảng hơn 1,2 tỷ đồng nhưng ông chưa nhận mình là giàu. Điều khiến ông tự hào nhất là nhờ chăn nuôi, bản thân đã thoát nghèo, trả hết nợ và nuôi dạy con cái trưởng thành.

“Con trai đầu học đại học xong đi làm thầy giáo. Hai con gái thì lấy chồng rồi. Thằng Tỉnh (anh Lỳ Bá Tỉnh – con trai thứ 2 của ông Pó) thi đại học không đậu, ở nhà nuôi trâu bò với bố mẹ. Nay Tỉnh có trang trại chăn nuôi riêng, không làm chung với bố mẹ nữa”, ông Pó tự hào khoe.

Người đàn ông 25 tuổi mới đi học chữ, sở hữu đàn gia súc tiền tỷ - 7

Đảng ủy xã Tri Lễ thăm, đánh giá hiệu quả mô hình kinh tế của ông Lỳ Nỏ Pó (Ảnh: Huyền Ngân).

Đánh giá về mô hình phát triển kinh tế của ông Lỳ Nỏ Pó, ông Hà Văn Cương – Phó Bí thư Đảng ủy xã Tri Lễ – hồ hởi: “Trang trại của ông Pó có quy mô tổng đàn nhiều nhất xã, có thời điểm lên tới hơn 100 con gia súc các loại. Không chỉ làm kinh tế giỏi, được báo cáo điển hình tại hội nghị nông dân giỏi toàn tỉnh, ông Pó nhiều năm liền được công nhận là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Làm giàu cho bản thân và gia đình, ông Pó còn nhiệt tình truyền kinh nghiệm chăn nuôi cho nhiều hộ dân trong xã. Từ mô hình kinh tế hiệu quả của ông Pó, Đảng ủy, chính quyền xã Tri Lễ đã tổ chức các hộ dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm để từ đó nhân rộng ra địa bàn toàn xã. Tính đến nay, xã biên giới Tri Lễ có hơn 100 mô hình chăn nuôi, mặc dù quy mô còn nhỏ, lẻ nhưng đã và đang chứng tỏ hướng đi đúng trong phát triển kinh tế ở địa phương”.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: Chủ, Dẫn, Học, hưu, mọi, người, Ông, số, súc, TIÊN, tuổi, Tỷ

“Hơn 10.000 thẩm phán lương… thấp như nhau, nghỉ hưu rất thiệt!”

November 22, 2023 by admin

Thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi chiều 22/11, đại biểu Nguyễn Thanh Sang (TPHCM) tranh luận về ngạch, bậc của thẩm phán.

Đại biểu ủng hộ việc có một thang bảng lương riêng đối với các cơ quan tư pháp nói chung và ngành tòa án nói riêng. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, quy định về thang bảng lương của thẩm phán trong dự thảo luật không phù hợp.

Hơn 10.000 thẩm phán lương... thấp như nhau, nghỉ hưu rất thiệt! - 1

Đại biểu Nguyễn Thanh Sang (Ảnh: Quốc hội).

“Thang bảng lương theo quy định của dự thảo, trừ 17 vị của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra, còn lại mười mấy nghìn biên chế có một mức lương như nhau là không phù hợp”, đại biểu Nguyễn Thanh Sang nói.

Đại biểu cho biết, quy định mức lương đều xuất phát từ hệ số 2,34 đến 8,0 không phân hóa được trình độ, kinh nghiệm của mỗi cấp xét xử và đặt câu hỏi quy định như vậy có phù hợp với vị trí việc làm, là động lực giúp thẩm phán phấn đấu hay không?

Đại biểu nêu ví dụ, áp ngạch của thẩm phán hiện tại thì thẩm phán sơ cấp có hệ số lương tối đa chỉ là 4,98, khi về hưu rất thiệt thòi.

“Tôi đề nghị sửa đổi lại, nâng bậc của thẩm phán sơ cấp lên để phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp và tương quan với ngạch của các cơ quan tư pháp nói chung”, đại biểu Nguyễn Thanh Sang nói.

Còn đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng, công việc của thẩm phán khó khăn, vất vả, áp lực. Song dù có làm tốt đến mấy, thậm chí rất nhiều thẩm phán ở Tòa án cấp huyện đã được vinh danh là thẩm phán tiêu biểu trong toàn ngành nhưng đến khi nghỉ hưu vẫn chỉ là thẩm phán sơ cấp với hệ số lương là 4,98.

Hơn 10.000 thẩm phán lương... thấp như nhau, nghỉ hưu rất thiệt! - 2

Đại biểu Cao Mạnh Linh (Ảnh: Quốc hội).

Cũng tranh luận về việc sửa đổi quy định ngạch, bậc thẩm phán, đại biểu Cao Mạnh Linh (Thanh Hóa) cho biết, cơ quan soạn thảo luật có nêu yêu cầu sửa đổi ngạch, bậc thẩm phán là nhằm đáp ứng 4 yêu cầu: Để thuận tiện trong điều động, luân chuyển cán bộ; giảm bớt thủ tục trong việc xét nâng ngạch; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức an tâm phấn đấu về chuyên môn, nghiệp vụ; khắc phục tâm lý phân biệt giữa các ngạch, bậc thẩm phán.

Song đại biểu cho rằng, các quy định của dự thảo luật chưa thực sự đáp ứng được hết các tiêu chí đặt ra.

Dự thảo luật sửa đổi thành 2 ngạch là thẩm phán tòa án tối cao và thẩm phán, trong đó ngạch thẩm phán chia làm 9 bậc. Theo như quy định của dự thảo, việc nâng bậc thẩm phán lại gắn chặt chẽ với các điều kiện liên quan đến năng lực, trình độ chuyên môn, kết quả công việc, thâm niên.

“Như vậy, việc phân bậc này không khác gì phân ngạch hiện nay”, đại biểu nhận định.

Theo Luật Cán bộ, công chức, ngạch là tên gọi thể hiện được thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Theo dự thảo luật, một thẩm phán sẽ trải qua 3 lần thi nâng ngạch mới có thể từ thẩm phán sơ cấp lên trung cấp và cao cấp.

Đại biểu Cao Mạnh Linh nói: “Một người muốn phấn đấu để lên đến thẩm phán bậc 9 sẽ phải qua một kỳ thi tuyển chọn thẩm phán, cùng với đó là 8 lần xét để lên đến bậc cao nhất đó. Quy định vậy có đáp ứng được yêu cầu về giảm thời gian, chi phí cho việc lựa chọn, tuyển chọn thẩm phán?”.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, 10.000, Hơn, hưu, nghỉ, nhậu, như, Phần, rất, thăm, thấp, Thiết

Nghỉ hưu sớm, mỗi năm bị trừ 2% mức hưởng lương: Giảm trừ vậy còn… ít?

November 22, 2023 by admin

Góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, 13 Hiệp hội doanh nghiệp cho rằng người lao động nghỉ hưu sớm mỗi năm sẽ bị trừ 2% tỷ lệ hưởng lương hưu là quá cao. Do đó, cần xem xét lại tỷ lệ trừ 2% đồng thời có cơ chế thưởng cho những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.

Từ đó, 13 Hiệp hội doanh nghiệp đề xuất, mỗi năm về hưu sớm chỉ bị trừ 1 tháng lương hoặc cao nhất bị trừ không quá 1%, tương ứng với 1 năm như Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định.

Tại công văn gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để ý kiến về kiến nghị của các Hiệp hội doanh nghiệp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc trước đề xuất giảm tỷ lệ giảm trừ do người lao động nghỉ hưu sớm 5 năm trước tuổi từ 2%/năm xuống 1%/năm.

Cơ quan này lý giải, theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành, tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa của Việt Nam là 75%, tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm là 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.

Như vậy, tỷ lệ tích lũy (tỷ lệ hưởng lương hưu tương ứng với một năm đóng bảo hiểm xã hội) của Việt Nam hiện nay bình quân là 2,14% đối với nam và 2,5% đối với nữ.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, khi người lao động nghỉ hưu trước tuổi quy định, thời gian đóng vào Quỹ ít đi do dừng đóng sớm, trong khi thời gian hưởng từ quỹ tăng lên thì việc áp dụng tỷ lệ giảm trừ 2% cho mỗi năm nghỉ hưu sớm vẫn ít hơn tỷ lệ tích lũy nếu phải đóng thêm một năm.

“Như vậy quy định trừ 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi cũng là tạo điều kiện cho người nghỉ hưu bị giảm trừ không nhiều”, công văn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu.

Theo cơ quan này, việc giảm trừ tỷ lệ 2% này cũng là một trong những quy định để khuyến khích người lao động tiếp tục làm việc, tạo thu nhập và tham gia bảo hiểm xã hội, để mỗi năm đóng tiếp được tăng tỷ lệ tích lũy cao hơn.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, Bị, còn, Giám, HƯỞNG, hưu, mọi, mức, năm, nghỉ, sớm, trú, vậy

Vụ ông chủ Hàn Quốc về nước ăn Tết: Công nhân lớn tuổi lo mất lương hưu

November 16, 2023 by admin

Đến công ty… chờ lương mỗi ngày

Nhiều ngày qua, từ khi công ty ngừng hoạt động do ông chủ người Hàn Quốc về nước ăn tết Trung thu chưa quay lại Việt Nam, nữ công nhân Đỗ Thị Soạn (46 tuổi) ngày ngày chạy xe máy qua công ty nghe ngóng tình hình.

12 năm làm ở công ty, chị Soạn vốn xác định sẽ gắn bó lâu dài bởi nơi làm gần nhà, công việc ổn định. Tuy nhiên, dự định đó bỗng chốc phá sản khi công ty dừng hoạt động. Cũng như nhiều lao động khác, nữ công nhân không biết bao giờ mới đòi được tiền lương công ty đang nợ.

Vụ ông chủ Hàn Quốc về nước ăn Tết: Công nhân lớn tuổi lo mất lương hưu - 1

Công ty TNHH T.T.B Việt Nam MFG ngừng hoạt động do ông chủ người Hàn Quốc về nước ăn tết Trung thu chưa quay lại (Ảnh: Văn Quân).

“Một phần lương tháng 9 và lương tháng 10 tôi chưa được thanh toán. Đến nay công ty mới trả mỗi lao động 5 triệu đồng, tính vào lương tháng 9. Công ty hiện còn nợ tôi gần 40 triệu đồng”, chị Soạn trình bày.

Theo lời chị Soạn, công ty mới chỉ đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân đến tháng 2. Từ đó đến nay, người lao động không biết chuyện công ty nợ đóng bảo hiểm. Điều nữ công nhân mong muốn nhất lúc này là được công ty trả lương đầy đủ.

“Cả gia đình tôi trông chờ vào số tiền này. Chồng tôi hiện đã nghỉ làm, không có thu nhập. Thời gian tới không có lương, hai vợ chồng đành nhờ cậy con lớn”, chị Soạn nói.

Cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, chị Hoàng Thị Mai (45 tuổi, ở Bắc Giang) nhiều ngày qua đứng ngồi không yên khi bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội. Hai tháng đi làm nhưng không nhận được đồng lương nào, nữ công nhân cho biết cuộc sống gia đình chị bỗng rơi vào cảnh khó.

“Thu nhập tháng 9 của tôi khoảng 13 triệu đồng, tháng 10 chưa chốt công nhưng tiền lương cũng không dưới 10 triệu đồng. Công ty mới trả được 5 triệu, còn khoảng 18 triệu đồng không biết khi nào được trả.

Chồng tôi mới đi làm, thu nhập chỉ 6 triệu đồng/tháng trong khi hai vợ chồng phải lo cho 2 con ăn học. Vừa rồi, trường kêu đóng phí cho con mà tôi chưa xoay đâu được”, chị Mai than thở.

Không chỉ vậy, thời gian đóng bảo hiểm xã hội 23 năm 10 tháng của chị đang bị treo do công ty nợ đóng. Chị Mai lo lắng, không biết có thể chốt được sổ bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi cho mình hay không.

Cơ quan quản lý tắc khi chủ doanh nghiệp bỏ trốn

Là công nhân có thâm niên hơn chục năm tại công ty TNHH T.T.B Việt Nam MFG, bà Trần Thị Vĩnh (51 tuổi) cảm thấy hoang mang, lo lắng khi tiền lương chưa biết khi nào được thanh toán còn kiếm công việc mới chưa nơi nào nhận.

“Tầm tuổi như tôi giờ đi xin việc vô cùng khó khăn. Không có việc sẽ khó đóng tiếp bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu. Nghỉ ở đây, chế độ không được hưởng, việc làm khó kiếm, tiền đâu nuôi con ăn học”, bà Vĩnh than thở.

Bà Nguyễn Thị Huyền (48 tuổi) công nhân Công ty TNHH T.T.B Việt Nam MFG chia sẻ, số tiền lương bị nợ nếu mất có thể làm bù lại được nhưng việc công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi sau này của công nhân.

Vụ ông chủ Hàn Quốc về nước ăn Tết: Công nhân lớn tuổi lo mất lương hưu - 2

Công nhân trực ở cổng canh không cho công ty di dời tài sản (Ảnh: Phương Minh).

“Tôi muốn đóng nối thêm nhưng vì công ty chưa chốt sổ bảo hiểm nên không đóng nối được, đi xin việc nơi khác thì không được bởi người ta chỉ tuyển lao động dưới 45 tuổi.

Hiện giờ chủ doanh nghiệp về nước không quay lại để giải quyết, chúng tôi rất bế tắc, không biết làm thế nào…”, bà Huyền lo lắng.

Liên quan đến vụ việc trên, UBND huyện Việt Yên đã đề xuất UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan có liên quan giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, giúp người lao động sớm tìm kiếm việc làm mới và ổn định cuộc sống.

Theo UBND huyện Việt Yên, hiện chưa có căn cứ xác định Giám đốc Công ty TNHH T.T.B Việt Nam MFG trốn khỏi Việt Nam, trốn nợ hay dịch chuyển tài sản bất thường nhằm tẩu tán, thu lợi cá nhân.

Theo báo cáo ngày 8/11 của UBND huyện Việt Yên, việc vắng mặt bất thường của chủ doanh nghiệp dẫn tới một số công ty đối tác đến thu hồi tài sản phục vụ sản xuất theo hợp đồng. Công nhân trước mắt phải tạm nghỉ việc vì không có tư liệu sản xuất, dẫn tới tư tưởng hoang mang, dao động.

“Việc nợ lương sẽ ảnh hưởng tới đời sống người lao động, nếu không có biện pháp hỗ trợ, giải quyết kịp thời có thể dẫn tới đình công, lãn công”, báo cáo cho hay.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, Chủ, công, HÀN, hưu, lớn, mất, nhân, NƯỚC, Ông, Quốc, tết, tuổi, VỆ, vụ

Chốt cải cách tiền lương từ 1/7/2024, tăng lương hưu và trợ cấp BHXH

November 10, 2023 by admin

Nội dung quan trọng này vừa được Quốc hội thống nhất bằng kết quả biểu quyết thông qua dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, sáng 10/11.

Theo nghị quyết của Quốc hội, năm 2024, thu ngân sách Nhà nước là hơn 1,7 triệu tỷ đồng. Quốc hội cũng đồng ý chuyển 19.040 tỷ đồng cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư của một số địa phương sang bố trí dự toán năm 2024 để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

Với chi ngân sách, Quốc hội “chốt” trong năm 2024, chi hơn 2,1 triệu tỷ đồng.  Tổng mức vay của ngân sách Nhà nước là 690.553 tỷ đồng.

Cải cách tiền lương cùng với điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Đáng chú ý, Quốc hội quyết định thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ 1/7/2024. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương được bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách Nhà nước.

Chốt cải cách tiền lương từ 1/7/2024, tăng lương hưu và trợ cấp BHXH - 1

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 (Ảnh: Phạm Thắng).

Cùng với cải cách tiền lương, Quốc hội thống nhất điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở.

Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, với các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước của Trung ương đang thực hiện các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù, từ 1/1/2024 đến ngày 30/6/2024, tiền lương và thu nhập tăng thêm hàng tháng tính theo lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023.

Mức hưởng theo cơ chế đặc thù này không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024.

Tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung, chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động, theo nghị quyết của Quốc hội.

Từ 1/7/2024, tất cả cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước không tiếp tục áp dụng.

Quốc hội yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định.

Liên quan đến vấn đề cải cách tiền lương, quá trình thảo luận ở hội trường và tổ, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị cần tính toán thận trọng, cân đối hợp lý, có lộ trình phù hợp, bảo đảm công bằng xã hội.

Các đại biểu cũng cho rằng, cần phải thực hiện đồng bộ giữa việc điều chỉnh mức lương cơ sở cùng với đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tinh giản biên chế gắn với xây dựng vị trí việc làm; có chính sách phù hợp, tránh cào bằng.

Trong báo cáo giải trình tiếp thu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng những ý kiến này hoàn toàn xác đáng, đề nghị Chính phủ tiếp thu, có báo cáo tổng thể chính sách cải cách tiền lương và cân đối nguồn lực trong thực hiện cải cách tiền lương giai đoạn 2024-2026 và dự báo đến năm 2030 gửi đại biểu.

Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên

Tại nghị quyết vừa thông qua, Quốc hội giao Chính phủ tập trung điều hành chính sách tài khóa chủ động, hợp lý, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng với chính sách tiền tệ và các chính sách khác, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Chốt cải cách tiền lương từ 1/7/2024, tăng lương hưu và trợ cấp BHXH - 2

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội sáng 10/11 (Ảnh: Phạm Thắng).

Theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ cần có giải pháp khắc phục đà suy giảm các chỉ tiêu về tỷ lệ huy động vào ngân sách Nhà nước trên GDP và tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào ngân sách.

Để tăng cường quản lý thu, cơ cấu lại nguồn thu bảo đảm tính bền vững, Chính phủ phải sớm trình Quốc hội các dự án sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế. Đồng thời, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chống thất thu, chuyển giá trốn thuế; gian lận thương mại, đặc biệt trong các hoạt động thương mại dựa trên nền tảng số.

Trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, Quốc hội nhấn mạnh phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu; triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tại, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Chính phủ được giao chỉ đạo triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, 1/7/2024, BHXH, cách, Cài, Cấp, chốt, hưu, tăng, TIÊN, Trợ, TỬ

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • Next Page »

VIỆC LÀM MỚI

  • Muối Bạc Liêu nổi tiếng nhưng diêm dân khó sống, Chủ tịch tỉnh nói gì?
  • Tết Dương lịch 2024 được nghỉ 3 ngày liên tục
  • Công ty đòi ‘xem việc’ trước khi ‘thử việc’ người lao động là đúng hay sai?
  • Vụ 6 công nhân tử vong do bụi phổi: Công an vào cuộc
  • Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đi Lào, dự hội nghị Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Giới thiệu
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

facebook
twitter
youtube
blogspot
pinterest

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: phanphoi.edu.vn