TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm nang việc làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà

December 1, 2023 by admin

“Nhiều người nghĩ chúng tôi khùng”

Tốt nghiệp chuyên ngành điện của Trường Đại học điện lực, anh Hà Minh Nguyện (SN 1993, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) từng có mức lương tương đối cao sau khi ra trường. Thế nhưng, chàng trai trẻ đã quyết định bỏ công việc kỹ sư để về quê mở trang trại nuôi gà bằng thảo dược.

2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà - 1

Chàng trai trẻ Hà Minh Nguyện (Ảnh: Thanh Tùng).

Anh Nguyện cho biết, ý tưởng nuôi gà bằng thảo mộc được anh ấp ủ cách đây 5 năm. Sau mỗi lần về quê, nhìn cánh đồng lúa, ngô của bà con làm ra nhưng không mang lại thu nhập cao. Nhận thấy ở quê có tiềm năng, lợi thế để nuôi gà nên anh nảy sinh ý tưởng biến những tiềm năng đó thành các sản phẩm có giá trị để khởi nghiệp.

Năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát, chàng trai trẻ xin nghỉ việc ở công ty rồi khăn gói về quê. Quyết định táo bạo này khiến gia đình anh bất ngờ và ra sức can ngăn. 

Theo anh Nguyện, trước khi bỏ phố về quê, thông qua tài liệu, tạp chí khoa học quốc tế, anh đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, trau dồi kiến thức nuôi gà bằng thảo dược. Đặc biệt, tranh thủ những lúc rảnh rỗi, anh đi các trang trại gà để trải nghiệm, học tập.

2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà - 2

“Nhiều người nghĩ chúng tôi khùng khi nuôi gà bằng thảo dược”, anh Nguyện nói (Ảnh: Thanh Tùng).

“Cũng giống nhiều bạn trẻ khác, khi bỏ phố về quê phải chấp nhận từ bỏ mọi tiện ích, mức lương hấp dẫn ở thành thị. Đương nhiên, không tránh khỏi sự can ngăn từ gia đình. Nhưng trong thâm tâm của tôi, tôi trở về quê để làm những điều khác biệt và tạo ra giá trị cao hơn cho các sản phẩm của bà con địa phương”, anh Nguyện nói.

Trở về quê với ý tưởng độc đáo, thời gian đầu anh Nguyện gặp khó khăn vì thiếu địa điểm làm trang trại. Cho đến một ngày, tình cờ ngồi uống cà phê cùng người bạn, chàng trai trẻ gặp anh Lại Thành Biên (SN 1981, người cùng quê), làm quản lý lò vôi.

Trong cuộc trò chuyện vỏn vẹn 15 phút với người em, biết Nguyện chung đam mê làm trang trại, nhận thấy gia đình có 3ha đất canh tác nông nghiệp nên anh Biên và anh Nguyện bắt tay hợp tác.

2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà - 3
2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà - 4

“Tôi đam mê làm kinh tế từ năm 21 tuổi, tôi cũng từng làm việc ở nước ngoài, được tận mắt thấy cách thức làm nông nghiệp khá hiệu quả ở các nước phát triển nên rất ham. Tuy nhiên, sau khi về nước, vì nhiều vướng mắc nên không thực hiện được đam mê.

Đến khi gặp Nguyện, nghe cậu ấy nêu ra ý tưởng, tôi đã tìm thấy bạn đồng hành, bỏ nghề quản lý lò vôi rồi 2 anh em vào khu đồi trong chân núi để làm việc. Cũng nhiều người nghĩ chúng tôi bị khùng khi lựa chọn cái nghề vất vả này”, anh Biên nói.  

Hai người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm điều kỳ lạ với trứng gà (Video: Thanh Tùng).

Sau “cú bắt tay lịch sử”, 2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ công việc thường ngày để chuyên tâm vào nghiên cứu, làm chuồng trại rồi mua gà nuôi. Họ bắt đầu quá trình kinh doanh của mình bằng giống gà Ai Cập.

Kỹ sư điện nhập vai bác sĩ thú y

Những tưởng sự hợp sức của 2 người sẽ sớm thành công. Thế nhưng, câu chuyện khởi nghiệp chẳng dễ dàng, suốt 2 năm ròng rã họ hứng chịu thất bại nặng nề.

Do chưa nắm vững kỹ thuật nên chất lượng trứng gà đẻ ra không đạt năng suất, tỷ lệ chất dinh dưỡng không cao, việc xuất ra thị trường gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2021 đến cuối năm 2022, trại gà của 2 anh em thua lỗ hơn 400 triệu đồng.

2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà - 5

Suốt 2 năm đầu, mô hình của anh Nguyện và anh Biên thất bại, thua lỗ hơn 400 triệu đồng (Ảnh: Thanh Tùng).

Thất bại nhưng không nản lòng, mỗi ngày, anh Nguyện tập trung, miệt mài nghiên cứu tìm ra nguyên lý để khắc phục những sự cố, tồn tại trong quá trình làm việc. Đến đầu năm 2023, mô hình nuôi gà thảo dược của họ đã thành công.

Anh Nguyện cho hay, quá trình nuôi gà, ngoài những thảo dược như đinh lăng, chùm ngây, sả, trại gà của anh không sử dụng cám công nghiệp. Thức ăn chủ yếu được sử dụng là phụ phẩm nông nghiệp gồm ngô, lúa, đậu tương. Đặc biệt, anh Nguyện còn nghiên cứu ra đạm cá thảo dược, đây là công thức dẫn đến thành công với trại gà.

2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà - 6
2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà - 7

“Đây là một dạng của công nghệ vi sinh nhằm hỗ trợ thức ăn, tăng thêm chất dinh dưỡng và sức đề kháng tốt. Bởi vậy mà chúng tôi luôn nói không với kháng sinh trong quá trình nuôi gà”, chàng trai trẻ bật mí. 

Theo anh Nguyện, gà nuôi bằng thảo dược có sức đề kháng tốt, tuy nhiên cũng thường hay mắc các chứng bệnh như hen, đường ruột. Vì vậy, anh luôn chú trọng đến việc tạo môi trường tốt cho con gà sinh trưởng.

Khu vực chuồng trại được anh thiết kế thông thoáng về mùa hè, mát mẻ về mùa đông, tránh hướng gió bắc. Ngoài ra, anh còn sử dụng đệm lót sinh học được làm từ vỏ trấu hun khói kết hợp phương pháp lên men vi sinh để đảm bảo an toàn cho đàn gà nuôi.

2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà - 8

Anh Hà Minh Nguyện bên vườn cây thảo dược (Ảnh: Thanh Tùng).

“Có những lúc tôi phải đóng nhiều vai, từ bác sĩ thú y đến bảo vệ, thậm chí là nhà nghiên cứu. Mục tiêu hướng đến của chúng tôi là sản phẩm an toàn, chất lượng tốt, kể cả khi gà bị bệnh, chúng tôi chỉ sử dụng thảo dược để điều trị”, ông chủ trại gà chia sẻ.

Ước mơ đưa trứng gà thảo dược thành đặc sản xứ Thanh

Hiện trang trại có quy mô hơn 3ha với khoảng 1.200 gà Ai Cập đẻ trứng. Ngoài ra, còn liên kết sản xuất cùng 2 trại gà của người dân trên địa bàn với quy mô 3.000 con. Trung bình mỗi ngày trại gà của anh Nguyện và anh Biên xuất ra thị trường khoảng 2.000-2.500 quả trứng, trừ chi phí thu nhập khoảng 2 triệu đồng/ngày.

2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà - 9

Sản phẩm trứng gà thảo dược được xuất bán ra thị trường Hà Nội và Thanh Hóa (Ảnh: Thanh Tùng).

Đại diện chủ trang trại chia sẻ, trứng gà thảo dược có giá trị dinh dưỡng cao bởi hàm lượng Omega-3 cao hơn 10-15 lần so với trứng gà thường.

“Đây là điều khác biệt chỉ có ở trứng gà thảo dược. Hàm lượng Omega 3 cao nên khi ăn sẽ có cảm giác béo, ngậy, lòng đỏ của quả trứng không bị khô. Vì vậy, sản phẩm trứng gà thảo dược rất tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, người già”, anh Nguyện chia sẻ. 

Cũng theo anh Nguyện, anh đang hoàn tất các thủ tục để sản phẩm trứng gà thảo dược của trang trại được công nhận là sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap. Thời gian qua, nhận thấy được hiệu quả của mô hình, nhiều người dân trên địa bàn đã liên hệ đăng ký liên kết chăn nuôi. 

2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà - 10

Sản phẩm trứng gà thảo dược có hàm lượng Omega-3 cao hơn 10-15 lần so với trứng gà thường (Ảnh: Thanh Tùng).

“Đây là tín hiệu đáng mừng, chúng tôi luôn mong muốn tạo ra giá trị kinh tế cao từ tiềm năng sẵn có của địa phương. Nâng tầm sản phẩm giúp bà con là mục tiêu chúng tôi hướng đến. Hy vọng, một ngày gần nhất, khi nhắc đến Thanh Hóa, nhiều người sẽ nghĩ đến trứng gà thảo dược như một đặc sản giống như nem chua”, anh Nguyện chia sẻ. 

Ngoài thành công với sản phẩm trứng gà thảo dược, tại trang trại đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 lao động trên địa bàn, với mức lương 7 triệu đồng/tháng. 

2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà - 11

Nhiều lao động ở địa phương được tạo công ăn việc làm tại trang trại nuôi gà thảo dược (Ảnh: Thanh Tùng).

Ông Lại Thành Tuyên, Phó Chủ tịch UBND phường Đông Sơn, cho biết, đây là mô hình mới lạ và đầu tiên ở địa phương. 

“Sản phẩm trứng gà thảo dược tại trang trại làm ra đã được lấy mẫu kiểm định, chất lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều so với trứng thường. Ngoài chất lượng tốt, sản phẩm sử dụng nguồn thức ăn rất an toàn, đó là những sản phẩm từ ngành nông nghiệp như ngô, lúa kết hợp cùng thảo dược như đinh lăng, chùm ngây…”, ông Tuyên cho biết.    

Theo ông Tuyên, sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao, địa phương hy vọng trong thời gian tới, sản phẩm sẽ “bùng nổ” hơn nữa trên thị trường để nâng tầm quy mô, góp phần phát triển kinh tế ở địa phương, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân. 

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, BỔ, Chuyên, Dẫn, DẦU, kỹ, lạ, làm, người, Ông, quê, TRUNG, tuổi, VỆ, với

Kỹ sư điện tử kiếm 20 triệu đồng/tháng nhờ… “khâu vá ký ức”

November 30, 2023 by admin

Gen Z mê sách cũ

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành công nghiệp điện tử, anh Trịnh Hán Quang (24 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình) bất ngờ chuyển hướng đi làm phục chế sách cũ. Gia đình kịch liệt phản đối. Ba mẹ lo Quang khó có thể nuôi nổi bản thân khi theo nghề được cho là đang dần mai một. Dẫu vậy, chàng trai vẫn cố thực hiện đam mê với sách cũ. 

Kỹ sư điện tử kiếm 20 triệu đồng/tháng nhờ… khâu vá ký ức - 1

Trịnh Hán Quang là người trẻ hiếm hoi lựa chọn làm công việc phục chế sách cũ (Ảnh: Bình Minh)

Đầu năm 2022, Quang tận dụng căn phòng nhỏ ở nhà để làm xưởng, với một chiếc bàn, chiếc tủ nhỏ, chiếc máy ép sách bằng gỗ và bắt đầu khởi nghiệp. 

Quyển sách đầu tiên chàng trai được khách giao là cuốn Từ điển Pháp-Việt của tác giả Trương Vĩnh Ký, xuất bản năm 1884. Quyển sách bị hư hại nặng, mọt ăn sâu vào các trang sách, chỉ công đoạn gỡ bìa và các trang đã mất 2 ngày. Sau 15 ngày căng mắt vá những lỗ thủng, quyển sách đã lành lặn lại, khiến cả chủ nhân và thợ phục chế cùng hân hoan, vui sướng.

Kỹ sư điện tử kiếm 20 triệu đồng/tháng nhờ… khâu vá ký ức - 2

Đây là nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn cũng như sự khéo léo (Ảnh: Bình Minh)

“Việc tự tay “hồi sinh” những quyển sách cũ khiến tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Đó là cảm giác tôi chưa từng có khi làm những công việc khác”, anh Quang hào hứng nói.

Anh cho biết, để đưa một quyển sách đã cũ, hư hỏng nặng về tình trạng ban đầu có khoảng 10 bước. Đầu tiên phải xem xét chất lượng giấy, kiểm tra độ hư hại của sách, tháo rời từng trang. Kế đến là xử lý, dán, vá các phần bị hư hại rồi cuối cùng là ép sách.

“Khó nhất chính là công đoạn gỡ gáy sách. Người thợ phải tập trung, thao tác cẩn thận, tỉ mỉ để giữ gáy sách được nguyên vẹn. Công đoạn này thường sẽ chiếm hơn nửa ngày”, anh Quang chia sẻ.

Giờ đây khi đã lành nghề, anh Quang chỉ mất 1 ngày để sửa chữa 1 quyển sách, chỉ rơi vào những ca khó, thời gian mới cần dài hơn.

Giá cho mỗi quyển sách phục chế dao động từ 380.000 đồng đến vài triệu đồng, tùy thuộc vào độ hư hại và yêu cầu của khách. Công việc này giúp Quang có thể kiếm được khoảng 15-20 triệu đồng/tháng.

Nghề giữ gìn kí ức cũ xưa

Hơn 1 năm theo đuổi công việc, chàng trai 24 tuổi đã phục hồi hơn 1.000 quyển sách. Anh có cơ hội gặp gỡ rất nhiều người cùng chí hướng, nghe rất nhiều câu chuyện cảm động. Đối với anh, đó chính là động lực để kiên trì theo đuổi công việc tưởng như già nua, nhàm chán này.

Anh kể: “Một vị khách đã nhờ tôi sửa quyển Robinson Crusoe của tác giả Daniel Defoe. Quyển sách rất bình thường với mọi người, nhưng đối với ông ấy, đó là di vật thiêng liêng, vô giá mà người cha quá cố để lại, không gì có thể thay thế được.

Kỹ sư điện tử kiếm 20 triệu đồng/tháng nhờ… khâu vá ký ức - 3

Khâu ép sách cũng đòi hỏi sự chính xác bởi nếu không canh chuẩn, gáy sách sẽ bị lệch và phải làm lại từ đầu (Ảnh: Bình Minh)

Khi đó, tôi tự nhủ mình phải sửa cuốn sách này cho bằng được. Ngày giao sách, vị khách tóc muối tiêu cầm món kỷ vật nguyên hình, lành lặn mà vỡ òa cảm xúc. Giây phút đó, tôi cảm thấy công việc mình có ý nghĩa hơn bao giờ hết”.

Từ đó, Quang nhận ra, thời đại số không có nghĩa những ngành nghề thủ công về sách sẽ bị mất đi. Thậm chí, nghề này sẽ có những cấp độ phát triển mới, nhiều hơn nữa trong tương lai.

Theo anh, hiện tại, nhiều người đang có nhu cầu cất giữ, sưu tầm những quyển sách cổ, những quyển gắn liền với câu chuyện hoặc cảm xúc đặc biệt. Họ muốn gìn giữ những kí ức đó lâu dài nhất có thể, bởi dù công nghệ hiện đại đến đâu cũng không thể giúp họ quay trở lại cảm giác cũ.

Kỹ sư điện tử kiếm 20 triệu đồng/tháng nhờ… khâu vá ký ức - 4

Đối với người thợ phục chế, mỗi quyển sách là 1 “sinh mệnh” phải nâng niu và nhẹ nhàng (Ảnh: Bình Minh)

“Tôi hạnh phúc vì có thể tự tay phục hồi những quyển sách nát, xấu xí trở lại như cũ, giúp khách hàng “khâu vá” lại những kí ức của họ”, anh hào hứng nói.

Hiện tại, bên cạnh công việc phục chế sách, anh Quang phát triển lĩnh vực tu bổ tranh giấy, tranh lụa cổ và nhận đóng bìa sách thủ công. Từ khởi đầu chỉ có một mình, Quang đã có thêm cộng sự. Anh cũng nhận dạy nghề cho các bạn trẻ có cùng đam mê, mong muốn những cuốn sách có sức sống bền bỉ với thời gian.

Bình Minh

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: ĐIỆN, đồng/tháng, KHẨU, kiêm, kỹ, nhỏ, Triệu, TỬ, ức

“2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, năm nào tôi cũng nhận chất vấn về dạy nghề”

November 17, 2023 by admin

Người đứng đầu Bộ LĐ-TB&XH đề cập chuyện này khi dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường Cao đẳng Lào Cai chiều 16/11.

Quyết định thu về quả ngọt 

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ghi nhận, biểu dương thầy và trò Trường Cao đẳng Lào Cai đã nỗ lực vượt khó để có những tiến bộ nhanh và vững chắc sau 5 năm sáp nhập.

Ôn lại kỉ niệm 5 năm trước, khi là người ký quyết định sáp nhập, tổ chức lại các trường thuộc các lĩnh vực y tế, kinh tế, văn hóa… thành Trường Cao đẳng Lào Cai, Bộ trưởng chia sẻ, thời điểm đó, ông và lãnh đạo tỉnh Lào Cai vừa mừng, vừa lo.

Tuy nhiên, với quyết tâm rất cao, quyết định đó đến ngày hôm nay đã thu về quả ngọt.

2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, năm nào tôi cũng nhận chất vấn về dạy nghề - 1

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu trong lễ khai giảng năm học mới tại trường Cao đẳng Lào Cai (Ảnh: Nguyễn Sơn).

“Việc quyết định điều chuyển một Chủ tịch huyện về làm hiệu trưởng nhà trường chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, với tư duy rất cởi mở, chúng tôi đặt trọn niềm tin vào hiệu trưởng và đến nay điều đó đã thành công”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ.

Qua báo cáo của Hiệu trưởng nhà trường, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung ấn tượng với những thành tựu thầy và trò nhà trường đã đạt được sau 5 năm sáp nhập từ 5 đơn vị, lĩnh vực khác nhau.

Bộ trưởng khái quát, 5 năm qua (2018-2023), thầy và trò Trường Cao đẳng Lào Cai vượt qua nhiều khó khăn thách thức và đã đạt được những dấu mốc quan trọng, những thành tựu nổi bật như sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn hơn, hoạt động đi vào nền nếp, hiệu quả hơn.

Đội ngũ nhà giáo không ngừng nâng cao về chất lượng và phát triển về số lượng. Trên 300 nhà giáo và nhà quản lý của nhà trường có gần 50% trình độ tiến sĩ và thạc sĩ.

Công tác tuyển sinh có nhiều đổi mới, với cách làm sáng tạo, từ đó kết quả tuyển sinh hằng năm luôn hoàn thành chỉ tiêu giao. Chất lượng đào tạo nghề có nhiều chuyển biến, dần đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của đại đa số doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, năm nào tôi cũng nhận chất vấn về dạy nghề - 2

Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH tặng quà Trường Cao đẳng Lào Cai nhân kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023) và sơ kết 5 năm sáp nhập (Ảnh: Nguyễn Sơn).

“Sinh viên ra trường có việc làm không, thu nhập có tốt không. Sau khi ra trường người học có nhu cầu học lên, có được học liên thông không… Đây là điều tôi rất quan tâm”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Ông vui mừng khi cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo của nhà trường được đầu tư bài bản và dần hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ. Đặc biệt, nhà trường đã khẳng định được vị thế là một đơn vị trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp trên cả nước.

“Trường ở một tỉnh miền núi biên giới, địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đã đạo tạo thường xuyên 48.000 học sinh, sinh viên, chiếm 10% lực lượng lao động của tỉnh. Đến thời điểm này, nhà trường đã đào tạo 7 ngành, nghề, lĩnh vực thuộc chương trình chất lượng cao, trình độ ASEAN”, theo Bộ trưởng đây là một bước tiến đột phá của Trường Cao đẳng Lào Cai.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trân trọng cảm ơn đội ngũ nhà giáo qua các thời kỳ, đã chung tay tạo nên sự thay da đổi thịt của Trường cao đẳng Lào Cai, đạt được những tiến bộ nhanh, vững chắc chỉ trong một thời gian ngắn.

Đơn đặt hàng của Bộ trưởng

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đào tạo nguồn nhân lực là một việc hết sức khó khăn đối với mọi quốc gia, đào tạo nghề lại càng khó khăn hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển theo định hướng kinh tế xanh, kinh tế số, chuyển đổi không gian, việc đòi hỏi thay đổi căn bản nền giáo dục nghề nghiệp, theo Bộ trưởng, càng quan trọng hơn bao giờ hết.

“Tôi làm Bộ trưởng 2 nhiệm kỳ, 8 năm qua, tất cả các kỳ họp Quốc hội, gần như kỳ nào cũng nhận những chất vấn, sát hạch về giáo dục nghề nghiệp. Điều đó cho thấy xã hội rất quan tâm, Quốc hội rất chú trọng vấn đề này và xã hội đòi hỏi chúng ta rất cao”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Về nhiệm vụ năm học 2023 – 2024 và những năm tiếp theo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu nhà trường, tỉnh Lào Cai tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến chất lượng, tạo ra những đột phá mới không chỉ giải quyết vấn đề thất nghiệp mà còn góp phần tăng năng suất lao động, tạo ra việc làm mới.

2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, năm nào tôi cũng nhận chất vấn về dạy nghề - 3

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh trao bằng khen của Bộ trưởng tặng tập thể, cá nhân của nhà trường (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Tư lệnh ngành LĐ-TB&XH cho rằng, giáo dục nghề nghiệp muốn đột phá mạnh phải có sự phối hợp giữa nhà trường và các cấp, các ngành. Do đó, ông lưu ý, việc phối hợp đối với đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp là khâu đột phá rất quan trọng, làm sao phải biến các doanh nghiệp như một trường đào tạo nghề khi đó mới thành công.

Bộ trưởng lưu ý, giáo dục nghề nghiệp phải phát triển theo hướng mở, linh hoạt, đa dạng, đa chương trình, đa đối tượng đào tạo. Trong trường cao đẳng có trung cấp, sơ cấp và tiến tới trong trường được dạy học sinh cùng lúc hai bằng, tốt nghiệp cơ sở và học nghề.

2 nhiệm kỳ làm Bộ trưởng, năm nào tôi cũng nhận chất vấn về dạy nghề - 4

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và lãnh đạo tỉnh Lào Cai chụp hình lưu niệm cùng nhà trường (Ảnh: Nguyễn Sơn).

“Sáng học viên có thể học văn hóa, chiều học nghề để không bị gián đoạn mất 3 năm phổ thông”, theo Bộ trưởng, đây là một hướng giải quyết cho giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới.

Tại lễ khai giảng, Bộ trưởng cũng đưa ra một đơn “đặt hàng” cho nhà trường. Ông phân tích, Lào Cai rất nhiều rừng, có lợi thế lớn để phát triển thị trường cacbon, cần 150.000 người được cấp chứng chỉ nghề cacbon quốc tế, có thể đào tạo bằng công nghệ trong thời gian ngắn.

Bộ trưởng đặt mục tiêu đến năm 2025, Trường Cao đẳng Lào Cai trở thành cơ sở đào tạo chất lượng cao của cả nước, đến năm 2030 ít nhất phải có 5-7 ngành nghề lĩnh vực đào tạo trình độ quốc tế và trở thành một trong những địa chỉ tin cậy về đào tạo nghề của khu vực.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: BỔ, chất, cung, đẩy, kỹ, làm, năm, nào, nghề, nhân, nhiễm, tối, trương, vấn, VỆ

Giá dứa cao kỷ lục, trồng một năm mua được ô tô

November 17, 2023 by admin

Tại cánh đồng dứa bạt ngàn tại xã Ngọc Trung, Chủ tịch UBND xã Ngọc Trung hồ hởi giới thiệu cảnh bà con hối hả, chăm sóc, thu hoạch dứa để kịp hàng cho thương lái.

Đứng bên những sọt dứa chất đầy, ông Dũng vui mừng nói: “Năm nay dứa được mùa, được giá. Nếu giá dứa giữ được ổn định ở mức 8.000-10.000 đồng/kg đến hết năm thì toàn xã Ngọc Trung sẽ thu về khoảng 75 tỷ đồng từ trồng dứa”.

Giá dứa cao kỷ lục, trồng một năm mua được ô tô - 1

Nông dân xã Ngọc Trung, huyện miền núi Ngọc Lặc, Thanh Hóa tất bật thu hoạch dứa (Ảnh: Hoàng Duy Dũng).

Theo ông Dũng, hiện toàn xã có gần 300ha, với 450 hộ tham gia trồng dứa. Đây là cây trồng chủ lực của địa phương. Dứa có thời gian sinh trưởng, phát triển 13-15 tháng thì cho thu hoạch. Vì thế bà con thường luân phiên gối vụ để có dứa thu hoạch quanh năm.

Trung bình mỗi năm xã sẽ có 150ha dứa cho thu hoạch, sản lượng đạt 750 tấn và 150ha gối vụ, thu hoạch ở năm tiếp theo.

Nhờ trồng dứa, nhiều hộ dân đã trở nên khá giả. Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã là 59 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,69%.

Giá dứa cao kỷ lục, trồng một năm mua được ô tô - 2

Anh Bùi Hoàng Trường (phải) vui mừng khi dứa được mùa, được giá (Ảnh: Hạnh Linh).

Sau liền mấy giờ tất bật bẻ, bốc dứa lên xe, phút nghỉ giải lao, anh Bùi Hoàng Trường, 45 tuổi, thôn Yên Thắng, cho biết, năm nay dứa được mùa lại có giá cao kỷ lục.

“Có lúc giá dứa đạt 14.000 đồng/kg. Ở thời điểm hiện tại, giá dứa đang ở mức 8.000-10.000 đồng/kg, tùy từng loại. Giá cao, đắt hàng, có hộ trồng 4-5ha, sau một vụ dứa là dư giả tiền mua ô tô”, anh Trường cho biết.

Anh Trường trồng 2ha dứa, bình quân mỗi năm thu hơn 50 tấn quả. Dứa thu hoạch đến đâu thương lái mua đến đấy. Với giá dứa là 8.000 đồng/kg, anh thu về hơn 400 triệu đồng. Sau khi trừ hết kinh phí sản xuất, tiền thuê nhân công người nông dân này đút túi gần 300 triệu đồng.

Giá dứa cao kỷ lục, trồng một năm mua được ô tô - 3

Dứa trồng từ 13 -15 tháng bắt đầu cho thu hoạch (Ảnh: Hoàng Duy Dũng).

Theo anh Trường, chính vụ dứa là từ tháng 2 đến tháng 6. Thay vì thu hoạch ồ ạt cả 2ha dứa trong vòng 1 năm, bằng kinh nghiệm trồng trọt, anh Trường đã áp dụng kỹ thuật “ép” dứa, phân chia diện tích để cây cho thu hoạch rải đều ở nhiều thời điểm.

Mỗi quả dứa chính vụ đạt trọng lượng khoảng 1-1,2kg, trái vụ 0,8-1,0kg, năng suất không bằng nhưng được giá, luôn trong tình trạng khan hiếm, cháy hàng.

Giá dứa cao kỷ lục, trồng một năm mua được ô tô - 4

Anh Trường bỏ túi gần 300 triệu đồng/ năm nhờ trồng dứa (Ảnh: Hạnh Linh).

Anh Trường cho biết, những đồi dứa đang tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương. Vào đợt thu hoạch, chủ đồi dứa cần rất nhiều nhân công. Lao động nữ thường đảm nhiệm việc bẻ dứa, lao động nam làm công việc nặng nhọc hơn là cõng dứa từ đồi ra điểm tập kết, đóng hàng.

Người hái dứa được trả công 200.000-250.000 đồng/ ngày, còn lao động cõng dứa thuê có thể kiếm được 1 triệu đồng mỗi ngày tùy vào vị trí khoảnh đồi thu hoạch dứa.

Cạnh đồi dứa nhà anh Trường, gia đình anh Phạm Xuân Tấn, 37 tuổi cũng đang tất bật tưới nước, nhổ cỏ, chăm vườn dứa. Anh Tấn, cho biết, mỗi năm có thể thu về 300 triệu đồng tiền lãi từ hơn 2ha dứa.

Theo anh Tấn, khu đồi của gia đình trước đây anh trồng nhiều loại cây khác nhau như luồng, cao su, sắn nhưng không hiệu quả nên anh chuyển sang trồng dứa. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, hợp thổ nhưỡng, cây dứa sinh trưởng, phát triển tốt.

Người nông dân này cho biết, những năm trước giá dứa thấp, vào thời điểm chính vụ, dứa có giá hơn 1.000 đồng/kg, nhiều hộ không buồn thu hoạch, để dứa chín hỏng trên đồi.

Để khắc phục tình trạng trên, người nông dân nghĩ ra cách trồng dứa rải vụ bằng cách buộc lá, bắt cây phát triển theo ý muốn và ra quả trái vụ.

Giá dứa cao kỷ lục, trồng một năm mua được ô tô - 5

Đồi dứa bạt ngàn tại huyện Ngọc Lặc đã và đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình (Ảnh: Hạnh Linh).

“Vui hơn, 2 năm trở lại đây, giá dứa tăng cao. Từ tháng 4 năm nay, giá dứa đạt kỷ lục, có thời điểm tới 14.000 đồng/kg, người trồng dứa rất phấn khởi”, anh Tấn nói. 

Bà Phan Thị Hà, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ngọc Lặc, cho biết, hiện bà con nông dân trồng dứa theo hướng rải vụ nhằm cung ứng sản phẩm cho thị trường đều, tránh tình trạng dứa chín hàng loạt, dồn ứ, khó tiêu thụ. Năm nay, nông dân trồng dứa rất phấn khởi vì được mùa và bán giá cao.

Toàn huyện Ngọc Lặc có gần 800ha dứa tập trung nhiều ở xã Ngọc Trung, Cao Thịnh. Cây dứa đã và đang là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của nhiều địa phương trên địa bàn huyện.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: đưa, được, giả, kỹ, lực, một, năm, trong

Người phụ nữ kiếm trăm triệu đồng mỗi năm nhờ trồng loại đào kỳ lạ

November 15, 2023 by admin

Từ loại cây ít người biết đến, thường trồng trang trí ở các chùa Khmer, vài năm gần đây, cây hồng nhung trở thành nông sản giúp chị Lý Thị Thanh Xuân (35 tuổi, dân tộc Khmer, tỉnh Sóc Trăng) có thu nhập khá.

Chị Xuân cũng là tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất hồng nhung với 10 thành viên tại địa phương. 

Người phụ nữ kiếm trăm triệu đồng mỗi năm nhờ trồng loại đào kỳ lạ - 1

Chị Xuân có thu nhập ổn định nhờ cây hồng nhung (Ảnh: Bảo Kỳ).

Chị Xuân cho biết, hồng nhung là cây thân gỗ, tán lá to, ít bị sâu và rụng lá, hình dạng quả đào. Lúc trái còn non thì lớp lông bên ngoài màu xanh, khi chín lớp lông chuyển sang màu vàng cam và đỏ nâu. Hồng nhung ra quả từng chùm, mỗi chùm từ 3 đến 4 trái hoặc nhiều hơn.

Khi chín, trái hồng nhung tự rụng xuống. Để ăn, cần chà sạch lớp lông mịn như nhung bên ngoài, gọt bỏ vỏ, ăn liền hoặc ướp lạnh trước khi dùng. 

“Lúc trước, chưa ai biết giá trị của cây nên chỉ ngồi dưới gốc cây cho mát, có trái chín rụng xuống thì trẻ con nhặt lên ăn. Về sau khi mọi người ăn thử, thấy hương vị trái thơm ngon nên hái trái bán cho du khách. Từ chỗ đó tôi có ý định trồng hồng nhung để cải thiện thu nhập”, chị Xuân chia sẻ. 

Người phụ nữ kiếm trăm triệu đồng mỗi năm nhờ trồng loại đào kỳ lạ - 2

Trái hồng nhung có lớp lông mịn bao quanh (Ảnh: Bảo Kỳ).

Năm 2018 tận dụng cây hồng nhung con mọc trong sân chùa, chị đem về ươm thử sau vườn nhà. Đến nay, cây đã bắt đầu cho trái, năng suất có thể đạt 150-200kg trái/vụ/năm.

Tuy nhiên, cũng có một số cây thì không cho trái hoặc ra hoa nhưng không đậu trái, hiện tượng này thường được người dân địa phương gọi là cây “đực”. 

Do số lượng khách mua trái thương phẩm và cây giống khá nhiều, chị Xuân phải liên kết các hộ trong vùng mới đủ cung cấp cho thị trường. Tới mùa, chị Nhung bao tiêu trái hồng nhung chín còn cây giống thì thu mua quanh năm.

Hiện trái hồng nhung được chị Xuân bán trái giá dao động 50.000-70.000 đồng/kg; riêng cây giống có giá từ 30.000 đến 400.000 đồng/cây (tùy cây lớn nhỏ).

Người phụ nữ kiếm trăm triệu đồng mỗi năm nhờ trồng loại đào kỳ lạ - 3

Chị Xuân bán trái và cây giống hồng nhung (Ảnh: Bảo Kỳ).

“Trồng hồng nhung ít công chăm sóc lại chẳng cần phân, thuốc nên nhẹ chi phí đầu vào. Chủ yếu, mình tốn tiền mua cây con hoặc hạt của bà con rồi đem về ươm, nhân giống”, chị Xuân nói thêm. 

Ngoài bán hồng nhung thương phẩm, chị Xuân còn có cơ sở ươm cây giống. Mỗi năm, cung cấp cho thị trường khoảng 10.000 cây, phân phối ở các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh…

Từ lao động nông nhàn, nhờ trái hồng nhung, chị Xuân có thể kiếm gần 100 triệu đồng/năm, đồng thời tạo thêm thu nhập cho các hộ trồng hồng nhung ở địa phương.

Lãnh đạo UBND xã Phú Tân (Châu Thành, Sóc Trăng) cho biết, cây hồng nhung được người dân địa phương trồng nhiều nhưng cơ sở sản xuất cây giống và bán trái thương phẩm nổi trội nhất là hộ chị Xuân. 

Xã cũng đang xây dựng hồng nhung là sản phẩm tiềm năng OCOP để góp phần quảng bá thêm sự đa dạng sản phẩm cây trồng. Từ đó đưa cây hồng nhung trở thành cây sinh kế mang tính bền vững của người dân địa phương.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: đạo, động, kiêm, kỹ, lạ, loài, mọi, năm, người, nhỏ, Nữ, PHỤ, trăm, Triệu, trong

  • 1
  • 2
  • 3
  • …
  • 5
  • Next Page »

VIỆC LÀM MỚI

  • Báo động tăng lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc
  • Lao động thất nghiệp không muốn có việc mới?
  • Doanh nghiệp khó, vẫn có Tết cho công nhân
  • 2 người đàn ông tuổi Dậu bỏ lương cao về quê làm chuyện kỳ lạ với trứng gà
  • Ghét sếp lắm rồi vẫn nhịn, chờ 60 triệu đồng thưởng Tết mới…. “bùng”

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Giới thiệu
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

facebook
twitter
youtube
blogspot
pinterest

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: phanphoi.edu.vn