TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm nang việc làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Nghịch lý lao động thất nghiệp, doanh nghiệp không tuyển được người

September 6, 2023 by admin

Ngày 6.9, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo về chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Tại hội thảo, TS Trương Minh Huy Vũ, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, cho biết chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 không chỉ có ý nghĩa quan trọng với tăng trưởng kinh tế mà còn liên quan vấn đề an sinh xã hội của TP.HCM.

Vì vậy, sản phẩm nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn và khoa học để tham mưu TP.HCM ban hành các cơ chế chính sách cụ thể về lao động việc làm.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Lê Uyên, đại diện nhóm nghiên cứu, cho hay mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và các yếu tố tác động đến thị trường lao động TP.HCM; xác định những ngành, lĩnh vực hiện nay đang thừa, thiếu lao động; thực trạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo xu thế chung. Qua đó, đề xuất giải pháp đảm bảo việc làm bền vững cho người lao động gắn với những yêu cầu liên quan đến hội nhập; các chiến lược lao động – việc làm.

Nghịch lý lao động thất nghiệp, doanh nghiệp không tuyển được người - Ảnh 1.

Hội thảo về chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Đề án nghiên cứu đã đưa ra một số nhận định ban đầu về tình hình lao động việc làm hiện nay. Đơn cử như có hiện tượng nghịch lý, người thất nghiệp hoặc mất việc làm, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp không tuyển được lao động; cung – cầu lao động còn nhiều bất cập cho thấy thị trường lao động vận hành chưa thật sự hiệu quả.

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần xác định chính xác nhu cầu tuyển dụng và khả năng sử dụng lao động; làm rõ bức tranh “khát” lao động là như thế nào. Đồng thời, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống kết nối cung – cầu lao động, đặc biệt là các sàn giao dịch việc làm, các trung tâm giới thiệu việc làm để tạo sự kết nối liên thông giữa doanh nghiệp và người lao động.

Không bỏ quên khu vực phi chính thức

Thạc sĩ Lê Văn Thành, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu văn hóa xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, nêu ra các vấn đề quan trọng trong việc xây dựng chiến lược lao động – việc làm.

Nghịch lý lao động thất nghiệp, doanh nghiệp không tuyển được người - Ảnh 2.

Thạc sĩ Lê Văn Thành, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu văn hóa xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM nêu các nhóm vấn đề định hướng chiến lược lao động việc làm

Thứ nhất, xác định tiêu chí đánh giá một ngành thừa hay thiếu lao động.

Thứ hai, vai trò của khu vực phi chính thức trong thị trường lao động. Theo ông Thành, khu vực phi chính thức đồng hành với khu vực kinh tế chính thức, tạo điều kiện “bôi trơn” và làm hiệu quả hơn các hoạt động kinh tế chính quy. Tại TP.HCM, tỷ trọng khu vực này chiếm tới 40%.

Nhóm này được hỗ trợ trong dịch Covid-19 và sau dịch về lương thực, y tế, tài chính (hỗ trợ tài chính chậm hơn lao động chính thức vì một số yêu cầu khi thực thi chính sách như bảo hiểm, hợp đồng…), tuy nhiên, sau dịch, không được khuyến khích nên khu vực này tự hồi phục chậm. Điều này nói lên sự chống chịu của một bộ phận không nhỏ của người lao động và không được quản lý với sự vắng bóng hay bỏ sót về thực thi chính sách.

Nghịch lý lao động thất nghiệp, doanh nghiệp không tuyển được người - Ảnh 3.

Lao động ở khu vực phi chính thức hiện nay chiếm tỷ trọng lớn

NHẬT THỊNH

Thạc sĩ Lê Văn Thành cho rằng, lâu dài cần “chính thức hóa” lao động phi chính thức để bảo vệ quyền lợi và đảm bảo sự an toàn cho người lao động, tạo ra sự công bằng trong thị trường lao động.

Khi định hướng lại chiến lược việc làm, Chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, và doanh nghiệp có thể hợp tác để tạo ra môi trường thúc đẩy sự chuyển đổi và phát triển bền vững trong khu vực lao động phi chính thức.

Thứ ba, thu nhập đóng vai trò quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Ông nói, đại bộ phận người lao động có lương, thu nhập không đủ sống. Có thể cùng một vị trí công việc nhưng thu nhập một bác sĩ bệnh viện công thấp hơn nhiều so với bác sĩ bệnh viện tư, dù giá dịch vụ không khác biệt nhiều.

Hiện nay, bất bình đẳng thu nhập giữa các ngành và khu vực công và tư cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phân tích, ngay trong nội bộ khu vực công, với những ưu đãi gần đây, cũng cho thấy những đãi ngộ chưa hợp lý.

Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ thêm để giữ vững những định hướng ưu tiên trong chiến lược lao động việc làm.

Thiếu nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại hội thảo, thạc sĩ Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, cho biết những năm tới, thị trường lao động Việt Nam sẽ nổi lên 4 xu hướng, gồm: gia tăng số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ; chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm; lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế; gia tăng “khởi nghiệp, tự tạo việc làm”.

Nghịch lý lao động thất nghiệp, doanh nghiệp không tuyển được người - Ảnh 4.

Thạc sĩ Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, phát biểu tại hội thảo

Song song đó, việc đầu tư máy móc, công nghệ sẽ dần phổ biến; dự báo có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong thị trường lao động theo hướng từ nguồn nhân lực giá rẻ – trình độ thấp sang nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tuy nhiên, theo thạc sĩ Trần Anh Tuấn, thách thức lớn nhất đối với lĩnh vực lao động việc làm hiện nay là cơ cấu lao động còn lạc hậu, trình độ thấp; thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong khi đó, chương trình đào tạo hiện nay vẫn chưa được linh hoạt, nội dung chưa phù hợp với nhu cầu và xu thế.

Vì vậy, đòi hỏi cấp thiết là tăng tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao hướng tới tiêu chuẩn quốc tế. Ông Tuấn kiến nghị một số giải pháp cụ thể như nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc gia, khu vực; tích hợp các nội dung đào tạo về kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp…

Lao động – Việc làm | thanhnien.vn
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: doanh, động, được, kh&ocircng, l&yacute, Nghịch, nghiệp, người, THẤT, Tuyển

Tình hình lao động việc làm TP.HCM: Gia tăng lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

August 14, 2023 by admin

Ngày 13.8, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết 7 tháng đầu năm 2023, TP.HCM đã giải quyết việc làm cho 189.791/300.000 lượt người lao động (đạt 63% kế hoạch). Trong đó tạo gần 85.000 chỗ việc làm mới. So với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ giải quyết việc làm tăng 0,12%, tỷ lệ tạo việc làm mới tăng 0,18%.

Tuy nhiên, TP.HCM đã tiếp nhận và ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 77.468/82.589 trường hợp, 562 quyết định hỗ trợ đào tạo nghề. So với cùng kỳ năm 2022, tăng 5.066 trường hợp làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và giảm 432 trường hợp muốn được đào tạo nghề để trở lại thị trường lao động.

Qua số liệu này, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đánh giá tình hình lao động tuy có dấu hiệu từng bước đang phục hồi nhưng còn chậm. Doanh nghiệp và người lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Tình hình lao động việc làm TP.HCM hiện nay - Ảnh 1.

Gia tăng người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TP.HCM

NHẬT THỊNH

Lũy kế từ đầu năm đến nay, TP.HCM tiếp nhận thông báo cho người lao động thôi việc vì lý do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế của 25 doanh nghiệp, với số lao động mất việc là 1.148 người.

Số liệu này chưa bao gồm số lượng người lao động bị mất việc theo cơ chế thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động như trường hợp hơn 8.000 người lao động bị cắt giảm ở Công ty TNHH PouYuen Việt Nam vì sụt giảm đơn hàng xuất khẩu; hay 342 người lao động Công ty dệt kim Đông Minh mất việc vì doanh nghiệp này giải thể…

So với cùng kỳ năm 2022, TP.HCM ghi nhận tăng 16 doanh nghiệp với số lao động mất việc tăng 1.065 người.

Phía Liên đoàn Lao động TP.HCM cũng ghi nhận tình hình dư luận trong công nhân lao động trong 7 tháng đầu năm nay. Theo đó, trong bối cảnh dự thảo sửa đổi luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, công nhân lao động mong muốn chính sách BHXH mang tính ổn định lâu dài; đồng thời kỳ vọng vào các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, đặc biệt là các nội dung về việc làm, hỗ trợ vốn, đầu tư phát triển các khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho công nhân lao động.

Tình hình lao động việc làm TP.HCM hiện nay - Ảnh 2.

Người lao động có xu hướng chuyển sang làm tự do vì áp lực sa thải ở các doanh nghiệp công nghiệp

NHẬT THỊNH

5 hạn chế của thị trường lao động Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, thị trường lao động tại Việt Nam đối diện với các hạn chế sau:

Thứ nhất, thị trường lao động phát triển không mang tính bền vững, công việc của người lao động không ổn định, bấp bênh, điều kiện làm việc không bảo đảm và thu nhập thấp. Trong khi đó, số lượng lao động ở khu vực phi chính thức (làm việc tự do) ngày càng lớn, một trong số đó có nguyên do chủ yếu từ việc doanh nghiệp công nghiệp cắt giảm lao động.

Thứ hai, việc doanh nghiệp thiếu đơn hàng từ cuối năm 2022 kéo dài đến nay làm hàng trăm nghìn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm.

Thứ ba, lao động có việc làm tăng nhưng tỷ lệ thiếu việc làm quý 2/2023 tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Trong đó, người lao động ở vùng Đông Nam bộ chịu tác động nặng nề nhất.

Thứ tư, tốc độ tăng thu nhập của người lao động giảm.

Thứ năm, số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 2/2023 tăng.

Hoãn chốt thời điểm tăng lương tối thiểu

Vừa qua, thông tin họp bàn tăng tăng lương tối thiểu năm 2024 của Hội đồng tiền lương quốc gia ngày 9.8 nhận được nhiều quan tâm của người lao động. 

Tuy nhiên, phiên họp này không có kết quả cuối cùng. Dự kiến, phiên họp tiếp theo được lùi lại vào cuối năm 2023 để chốt lại phương án và thời điểm tăng lương trong năm 2024.

Tại phiên họp này, quan điểm của nhiều bên cho rằng cần phải tăng lương vì đời sống của người lao động hiện nay rất khó khăn. 

Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là từ 5 – 6%.

Hiện nay, mức lương tối thiểu tháng đang được áp dụng theo 4 vùng gồm: Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng; vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.

Lao động – Việc làm | thanhnien.vn
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: Cấp, động, h&igravenh, HƯỞNG, l&agravem, nghiệp, T&igravenh, tăng, THẤT, TP.HCM, Trợ, việc

BHXH Việt Nam nói gì về đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp?

August 5, 2023 by admin

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản, mới đây VASEP đã kiến nghị, đề xuất một số chính sách liên quan đến lĩnh vực BHXH.

BHXH Việt Nam nói gì về đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp? - Ảnh 1.

VASEP đề xuất giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp từ 1% xuống 0,5%

ĐÀO NGỌC THẠCH

Cụ thể, VASEP đề xuất giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người sử dụng lao động là 1% xuống 0,5%; tạm dừng đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp đến hết năm 2023; giãn thời gian nộp tiền vào Quỹ BHXH bắt buộc.

Trước đề xuất trên, BHXH Việt Nam cho biết, luật Việc làm quy định mức đóng BHTN của người sử dụng lao động là 1%, nếu giảm xuống 0,5% thì phải được sự đồng ý của Quốc hội.

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành không quy định về việc tạm dừng đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. Do đó, kiến nghị của VASEP về tạm dừng đóng bảo hiểm này đến hết năm 2023 cũng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.

Đối với việc giãn thời gian nộp tiền vào Quỹ BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH Việt Nam khẳng định, quy định này cũng không thuộc thẩm quyền của ngành bảo hiểm mà thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, BHXH Việt Nam cho hay đã có công văn gửi Bộ LĐ-TB-XH đề xuất hoàn thiện phương án hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động từ Quỹ BHXH, BHTN và bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. Trong đó, có đề xuất tạm dừng đóng vào Quỹ BHXH và hỗ trợ người lao động từ Quỹ BHTN. Các đề xuất trên đã bao trùm kiến nghị của VASEP về chính sách bảo hiểm.

Theo cơ quan bảo hiểm, chính sách trên sẽ giúp người sử dụng lao động giãn các khoản chi phí phát sinh, tập trung nguồn lực phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh sau dịch Covid-19. Hỗ trợ này cũng giúp người lao động tại các doanh nghiệp gặp khó khăn ổn định cuộc sống, gắn bó với đơn vị, giảm phát sinh biến động lao động trên thị trường.

Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để hoàn thiện đề xuất chính sách khi có yêu cầu.

Trước đó, trong tháng 7, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng đã chỉ đạo Bộ LĐ-TB-XH, BHXH Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao xem xét, xử lý theo quy định kiến nghị giảm mức đóng Quỹ BHTN cho doanh nghiệp đến hết năm 2023; nghiên cứu, sửa đổi, đề xuất giảm mức đóng BHTN từ 1% xuống còn 0,5% và tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đến hết năm 2023, cho các doanh nghiệp giãn nộp BHXH từ 3 – 6 tháng.

Ngoài ra, Phó thủ tướng đề nghị Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, xử lý theo quy định kiến nghị giảm mức đóng kinh phí công đoàn, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản trong giai đoạn hiện nay.

Trong văn bản gửi Chính phủ, VASEP cho biết, xuất khẩu thủy sản Việt Nam 5 tháng đầu năm tiếp tục sụt giảm 2 con số so với cùng kỳ năm 2022, chỉ đạt 3,379 tỉ USD, giảm 27,9%. Các doanh nghiệp trong ngành đều đánh giá sự sụt giảm và đứt gãy hiện nay trầm trọng hơn cả giai đoạn đỉnh dịch Covid-19.

Các đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp đã giảm từ 20 – 50%, dẫn đến lượng tồn kho tăng cao. Thị trường tiêu thụ lao dốc, giá xuất khẩu sụt giảm mạnh trong khi sản xuất, chế biến trong nước bị gánh nặng các loại chi phí và lãi suất ngân hàng tăng cao.

Đặc biệt, các doanh nghiệp còn lo lắng vì đối mặt với 2 vấn đề lớn là nguy cơ thiếu nguyên liệu tôm, cá trầm trọng vào đầu năm 2024 khi dự báo thị trường sẽ phục hồi, nhưng người nuôi đã không đủ sức để thả nuôi tiếp vào thời điểm hiện nay. Không ít doanh nghiệp sẽ chịu tổn thất, suy thoái nặng nề và thậm chí không thể vượt qua giai đoạn rất khó khăn hiện nay.

Lao động – Việc làm | thanhnien.vn
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: BẢO, BHXH, đ&oacuteng, để, g&igrave, Giám, Hiểm, mức, n&oacutei, nghiệp, THẤT, VỆ, Việt, XUẤT

Người đăng ký trợ cấp thất nghiệp tăng mạnh

July 15, 2023 by admin

“Không ai muốn nghỉ việc lúc này”

Sáng 11.7, mặc dù thời tiết Hà Nội đang trong những ngày cao điểm của đợt nắng nóng, song số người đi làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp không hề thuyên giảm, thậm chí còn tăng mạnh so với các tháng trước đây.

Người đăng ký trợ cấp thất nghiệp tăng mạnh - Ảnh 1.

Lao động đến làm thủ tục khai báo thất nghiệp tại Trung tâm DVVL Hà Nội sáng 11.7

Theo lịch hẹn, chị C.H (41 tuổi) cùng 2 đồng nghiệp có mặt tại Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội để khai báo tình trạng thất nghiệp từ sớm. 

Chị H. buồn bã kể: “Chị em chúng tôi làm nhân viên kinh doanh tại một công ty trong lĩnh vực phát hành sách đã gần 10 năm. Lương tháng trước đây từ 8 – 10 triệu đồng cũng tạm ổn, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sách ế ẩm, không bán được.

2 năm qua, chúng tôi kiếm việc làm thêm, chị em bảo nhau lương thấp cũng được, cùng cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này, bởi ở tuổi này không ai muốn nghỉ việc cả. Đến tháng 4, không thể cầm cự, công ty cho nghỉ không lương và đến tháng 6 thì chính thức cho nhân viên nghỉ việc”.

Theo chị H., trong thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp, chị đã tìm một số công việc nhưng chưa thấy phù hợp nên tạm thời ở nhà lo công việc nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên, về lâu dài cũng phải kiếm công việc khác để lo tiền ăn học cho các con.

Hầu hết các lao động đến làm thủ tục trợ cấp thất nghiệp đều mang tâm trạng nặng trĩu lo âu, bởi tìm việc ở giai đoạn này không hề dễ dàng. Anh Trần Văn Tuấn (27 tuổi), từng là nhân viên công ty kinh doanh bán hàng tổng hợp có vốn đầu tư nước ngoài, chia sẻ: “Công ty tôi đi vào hoạt động ở Việt Nam mới được 2 năm, gặp đúng thời điểm dịch bệnh, suy thoái kinh tế, hàng hóa không bán được, công ty phá sản. Chỉ riêng khu vực Hà Nội, 35 nhân viên phải nghỉ việc”.

Anh Tuấn cho biết, trước đây anh học Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, ngành điều khiển tự động hóa, nhưng ra trường không làm đúng ngành nghề. Còn bây giờ, trong thời gian tìm việc mới, anh đang làm nhân viên pha chế cho một quán bar ở phố cổ Hà Nội. 

“Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về nghề nghiệp, tương lai của mình. Nếu trong 2 tháng tới không tìm được việc, có lẽ tôi sẽ về quê lập nghiệp. Mình 27 tuổi rồi, cũng không thể lông bông, phiêu lưu ở thành phố mãi được”, anh Tuấn bộc bạch.

Trái ngược với anh Tuấn, chị Nguyễn Thị Thanh (quê H.Yên Định, Thanh Hóa) từng làm công nhân công ty giày da 8 năm, dù công ty chưa sa thải nhưng chị đã tự xin nghỉ việc. 

Chị Thanh chia sẻ: “Cực chẳng đã tôi mới phải xin nghỉ, ai chẳng muốn có công ăn việc làm ổn định. Công ty không tăng ca, không có việc làm thêm, lương 5 – 6 triệu đồng/tháng không đủ nuôi 2 đứa con học cấp 3 sắp vào đại học. Tôi đã xin nghỉ việc, theo chị em cùng quê ra Hà Nội làm giúp việc, dọn nhà theo giờ. Công việc vất vả hơn ở quê, nhưng còn hơn là nhàn mà không có tiền”.

Doanh nghiệp FDI sa thải hàng trăm lao động

Theo thống kê của Trung tâm DVVL Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là 43.574 người (tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022); số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 42.892 người (tăng 31%). 

Riêng trong tháng 6, có gần 10.000 hồ sơ làm thủ tục trợ cấp thất nghiệp. Lượng người đăng ký tăng mạnh so với các tháng khác và cùng thời điểm những năm trước, thậm chí cao hơn cả lúc đại dịch.

Lý giải về nguyên nhân gia tăng số người thất nghiệp, bà Vũ Thị Thanh Liễu, Phó giám đốc Trung tâm DVVL Hà Nội, cho hay: “Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp, các tổ chức giải thể, phá sản, thay đổi cơ cấu. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đơn hàng cắt giảm nên không ký lại hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với người lao động”.

Theo bà Liễu, qua thu thập, thống kê và phân tích hồ sơ người lao động đăng ký trợ cấp thất nghiệp, doanh nghiệp sa thải nhiều nhất tập trung vào khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI. Những ngành nghề sa thải nhiều lao động gồm: xây dựng; buôn bán lẻ; thợ may, thợ thêu; nhân viên bán hàng; kỹ thuật viên điện tử; kế toán…

Đáng chú ý, lao động bị sa thải tập trung vào nhóm có hợp đồng lao động từ 12 – 36 tháng và nhóm có hợp đồng không xác định thời hạn. Độ tuổi sa thải lao động là trên dưới 35. Mặc dù không có những doanh nghiệp sa thải hàng nghìn lao động như các tỉnh phía nam, song lãnh đạo Trung tâm DVVL Hà Nội cho biết cũng đã ghi nhận có hàng trăm công nhân thuộc doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực điện tử đến làm thủ tục trong tháng 6.

Tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm lưu động

Do số lượng người làm hồ sơ tăng mạnh, Trung tâm DVVL Hà Nội đã phải tăng cường thêm 10 nhân viên và phải tăng giờ làm thêm để xử lý các hồ sơ. Ngoài ra, tại các điểm sàn giao dịch việc làm sẽ có các cán bộ hướng dẫn người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia để giảm tải lao động đến khai báo trực tiếp.

“Dù số lượng tăng cao nhưng không xảy ra tình trạng phải chen chân, xô đẩy nhau xếp hàng từ sáng sớm như hồi dịch Covid-19. Phần lớn lao động sau nghỉ, mất việc đều muốn quay lại thị trường sớm hơn thay vì đi học nghề. Nhiều người nộp hồ sơ nhận trợ cấp 1 – 2 tuần rồi lại có đơn xin hủy vì đã tìm được việc làm mới”, bà Liễu thông tin.

Trước thực trạng lao động thất nghiệp tăng cao, Trung tâm DVVL Hà Nội cho biết đang thống kê, phân tích số liệu để tổ chức các phiên giao dịch việc làm phù hợp với cung – cầu thị trường. 

Trong tháng 8 và tháng 9 tới, trung tâm này dự kiến sẽ tổ chức các phiên lưu động tại các quận, huyện như: Ba Đình, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Vì, Đông Anh; ngoài ra, sẽ tổ chức từ 1 – 2 phiên giao dịch việc làm chuyên đề.

“Căn cứ yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, chúng tôi sẽ tiếp tục gắn kết với lực lượng lao động, tổ chức các phiên giao dịch việc làm chuyên đề cụ thể. Mục tiêu cao nhất là hỗ trợ nhiều nhất cho doanh nghiệp trong tuyển dụng và người lao động tìm được công việc phù hợp, có thu nhập bảo đảm cuộc sống. Hy vọng với các giải pháp vĩ mô của Chính phủ, thị trường lao động sẽ dần khôi phục”, ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm DVVL Hà Nội, nói.

Lao động – Việc làm | thanhnien.vn
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: Cấp, đang, k&yacute, mạnh, nghiệp, người, tăng, THẤT, Trợ

Tình hình lao động việc làm TP.HCM 6 tháng đầu năm 2023: Thất nghiệp gia tăng

June 29, 2023 by admin

Ngày 29.6, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, đơn vị đã nhận thông báo cho người lao động thôi việc của 23 doanh nghiệp vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ với tổng số lao động mất việc là 1.137 người.

Trong 23 doanh nghiệp này có 14 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), 8 doanh nghiệp dân doanh và 1 đơn vị sự nghiệp. So với cùng kỳ năm ngoái, tăng thêm 9 doanh nghiệp và tăng 1.065 người lao động mất việc. Tổng số tiền trợ cấp mất việc mà người lao động nhận được theo quy định là hơn 28 tỉ đồng.

Tình hình lao động việc làm TP.HCM 6 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Tình hình lao động việc làm TP.HCM được đánh giá là đang có dấu hiệu phục hồi

NHẬT THỊNH

Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng lưu ý, con số 1.137 người lao động mất việc này chưa bao gồm số lượng chấm dứt hợp đồng lao động theo cơ chế thỏa thuận như trường hợp hơn 8.000 người lao động bị cắt giảm ở Công ty TNHH PouYuen Việt Nam vì sụt giảm đơn hàng gia công xuất khẩu, và trường hợp 342 người lao động Công ty dệt kim Đông Minh mất việc vì doanh nghiệp này giải thể.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, TP.HCM xảy ra 6 vụ tranh chấp lao động tập thể với 1.619 người tham gia, các vụ tranh chấp này xảy ra trong thời điểm trước Tết Nguyên đán năm 2023 và đã được giải quyết không ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

6 tháng qua, TP.HCM đã giải quyết việc làm cho 163.122 lượt người và tạo ra 72.935 việc làm mới. So với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ giải quyết việc làm tăng 0,21%, tỷ lệ tạo việc làm mới tăng 0,25%. Đánh giá của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM rằng thị trường lao động việc làm của TP.HCM có dấu hiệu từng bước phục hồi.

Tuy nhiên, nửa năm qua, TP.HCM tiếp nhận 64.860 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, con số này so với cùng kỳ tăng 2.727 người. Điều này cũng cho thấy thời gian tới thị trường lao động vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là khi kinh tế thế giới vẫn còn biến động.

Tình hình lao động việc làm TP.HCM 6 tháng đầu năm - Ảnh 2.

So với cùng kỳ năm 2022, số lượng người lao động làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 2.727 trường hợp

NGỌC DƯƠNG

Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng thống kê tới ngày 31.5, tổng số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội là hơn 2,49 triệu người (chiếm 54% tổng số 4,6 triệu người trong độ tuổi lao động).

Về xuất khẩu lao động, 6 tháng đầu năm, có 3.940 lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng 1.009 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tập trung ở thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức… với các ngành nghề chế biến thực phẩm, đóng gói, điều dưỡng.

Đề nghị doanh nghiệp báo cáo tình hình biến động lao động mỗi tháng

Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, việc chấm dứt hợp đồng lao động theo cơ chế thỏa thuận thường phổ biến, thường xuyên trong hoạt động của doanh nghiệp vì các vấn đề thay thế lao động, hay người lao động có nhu cầu công việc mới, muốn tạm nghỉ… Thế nên không quy định bắt buộc doanh nghiệp phải báo cáo về TP.HCM trong trường hợp này.

Tuy nhiên, doanh nghiệp phải thông báo tình hình biến động lao động (nếu có) theo Thông tư 28 của Bộ LĐ-TB-XH trước ngày 3 hằng tháng về email của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM ([email protected]).

Trường hợp giảm hơn 50 lao động thì phải báo cáo ngay để Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM tư vấn, hỗ trợ kịp thời về việc làm, chính sách thất nghiệp.

Theo đánh giá của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, hiện còn nhiều doanh nghiệp không quan tâm và gửi báo cáo theo đúng quy định. Thế nên vừa qua, đơn vị đã gửi văn bản khẩn, đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM thực hiện nghiêm túc quy định.

Lao động – Việc làm | thanhnien.vn
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: 2023, DẦU, động, h&igravenh, l&agravem, năm, nghiệp, T&igravenh, tăng, th&aacuteng, THẤT, TP.HCM, việc

  • 1
  • 2
  • 3
  • Next Page »

VIỆC LÀM MỚI

  • Nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024, người lao động được nghỉ mấy ngày?
  • Hàng nghìn việc làm thêm chờ sinh viên
  • Công ty TNHH Hue Vina nợ lương, bảo hiểm: Đảm bảo quyền lợi của công nhân
  • Sở LĐ-TB-XH là đầu mối duy nhất được cấp phép cho lao động nước ngoài
  • Đủ 'chiêu trò' trục lợi quỹ bảo BHXH, BHYT

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Giới thiệu
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

facebook
twitter
youtube
blogspot
pinterest

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: phanphoi.edu.vn