TÌM VIỆC LÀM

Việc làm
quản lý
Việc làm
chuyên môn
Lao động
phổ thông
Việc làm
bán thời gian
  • Trang chủ
  • Cẩm nang việc làm
  • Phỏng vấn việc làm
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Việc làm tổng hợp
  • Diễn đàn

Chưa thống nhất mức đề xuất tăng lương tối thiểu

December 3, 2023 by admin

Tại họp báo thông tin kết quả Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 sáng 3/12, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, tại phiên thứ nhất của Hội đồng tiền lương quốc gia cách đây 4 tháng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam – đại diện người lao động – đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng là 5%.

“Đến nay hoặc thời gian tới, mức tăng lương tối thiểu vùng phía Tổng liên đoàn đề xuất bao nhiêu thì chúng tôi chưa thống nhất, bàn bạc”, ông Hiểu nói.

Lý giải về việc này, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng, tại mỗi thời điểm, căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội, sức khỏe doanh nghiệp, mong muốn của người lao động, phía Tổng Liên đoàn sẽ tính toán mức tăng lương tối thiểu khác nhau.

Chưa thống nhất mức đề xuất tăng lương tối thiểu - 1

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu (Ảnh: Nguyễn Hải).

Nội dung này tiếp tục được đại diện người lao động đánh giá kỹ hơn bức tranh về kinh tế, đặc biệt sức khỏe của doanh nghiệp để có đề xuất phù hợp trong những phiên đàm phán của Hội đồng tiền lương quốc gia tới đây.

Liên quan đến thông tin trong 5 năm qua, tổ chức công đoàn đã đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng với tổng mức tăng là 25,34% và Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chấp thuận ở mức tăng là 23,3%, ông Hiểu cho hay, đây là con số cộng dồn của nhiệm kỳ vừa qua.

Theo vị này, con số trên cũng là minh chứng nỗ lực công đoàn nâng cao đời sống của đoàn viên, người lao động thông qua thương lượng tiền lương.

Trong nhiệm kỳ 2023-2028, một trong những khâu đột phá được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xác định là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tiền lương, tiền thưởng…

“Chúng tôi xác định thương lượng tiền lương phải tập trung cao nhất. Bởi người lao động khi đi làm phải có lương đảm bảo cuộc sống”, ông Hiểu nói.

Để làm được nhiệm vụ trên, Công đoàn Việt Nam sẽ tập trung các giải pháp như đào tạo, nâng cao kỹ năng, kiến thức cho cán bộ công đoàn cơ sở về tiền lương, kỹ năng thương lượng. Bên cạnh đó, trong việc tham gia xây dựng chính sách, đơn vị quan tâm nghiên cứu sửa đổi cơ chế tiền lương tối thiểu hiện nay, cụ thể là việc xác định vùng áp dụng lương tối thiểu.

Ông Hiểu dẫn chứng, ngay tại những vùng, địa phương phát triển, phải nâng mức lương vùng lên để mức lương lao động cao hơn.

Sau quá trình thương lượng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng phối hợp với Liên đoàn Thương mại – Công nghiệp Việt Nam giám sát việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng trong các doanh nghiệp.

Trước đó, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại – Công nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia Hoàng Quang Phòng cho biết, Hội đồng tiền lương đã thống nhất lùi thời điểm bàn việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 đến cuối năm nay.

Theo ông Phòng, dự kiến tháng 12, Hội đồng sẽ họp lại. Bởi vậy, việc tăng lương tối thiểu vùng vào đầu năm 2024 nhiều khả năng không thực hiện được.

Phó cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương, Bộ LĐ-TB&XH Tống Văn Lai cho hay, Bộ LĐ-TB&XH đã báo cáo Chính phủ lùi thời gian trình phương án tăng lương tối thiểu tới cuối năm nay.

Liên quan đến đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH về thời điểm trình Nghị định quy định về tiền lương tối thiểu vùng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã đồng ý đưa nội dung xây dựng và trình Nghị định này ra khỏi Chương trình công tác năm 2023 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH được giao xây dựng và trình dự thảo Nghị định nêu trên sau khi Hội đồng tiền lương quốc gia có khuyến nghị chính thức với Chính phủ về phương án điều chỉnh lương tối thiểu trong năm 2024.

Đầu tháng 8, Hội đồng tiền lương quốc gia đã họp phiên đầu tiên, bàn thảo về việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024. 

Kết thúc phiên họp thứ nhất vào sáng 9/8, Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất thời điểm họp các phiên tiếp theo vào quý IV năm 2023 thay vì vào tháng 7, 8 như thông lệ. 

Tại phiên họp, đại diện người lao động, chủ sử dụng lao động… trình bày các căn cứ, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Về cơ bản, tất cả các thành viên đều chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, chia sẻ với đời sống của công nhân, người lao động khi thu nhập chưa đảm bảo mức sống tối thiểu.

Bộ phận kĩ thuật đưa ra đề xuất tăng lương vào thời điểm từ ngày 1/1/2024 hoặc ngày 1/7/2024. Mức đề xuất tăng lương tuân theo nguyên tắc sao để lương tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức sống tối thiểu.

Công đoàn mong muốn mức điều chỉnh mức lương tối thiểu năm 2024 tăng từ 5-6%.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, CHỮA, để, mức, NHẶT, tăng, thiểu, THÔNG, tối, XUẤT

Người đàn ông học chưa hết lớp 6, đi vay lãi mua sắt vụn chế máy vót đũa

November 5, 2023 by admin

Ông là Hà Đức Tài (46 tuổi, trú thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) được nhiều người ví von là “kỹ sư chân đất”.

“Nhiều người nghĩ tôi bị điên”

Xưởng chế tạo khoảng 40m2 của ông Tài nằm ở phía sau khu chợ thị trấn Lang Chánh. Ông cho hay, hơn 2 năm qua, thời gian ông ở xưởng chế tạo máy vót đũa nhiều hơn ở nhà. 

Người đàn ông học chưa hết lớp 6, đi vay lãi mua sắt vụn chế máy vót đũa - 1

Chưa học hết lớp 6, ông Hà Đức Tài chế tạo thành công máy vót đũa (Ảnh: Thanh Tùng).

Từng là công nhân xây dựng ở TPHCM, năm 2021, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, công ty cắt giảm giờ làm, ông Tài mất việc trở về quê hương. Khoảng thời gian này, ông trăn trở trước bài toán tìm việc làm để mưu sinh.

Sau thời gian suy nghĩ, ông Tài nhận thấy vùng đất nơi mình sinh sống là thủ phủ tre, luồng, vài năm trở lại đây, những đôi đũa tre vót thủ công được nhiều người tin dùng, trong khi số lượng đũa sản xuất ra mỗi ngày quá ít so với nguồn cung ra thị trường. Ông nảy ra ý tưởng chế tạo máy sản xuất đũa để nâng cao năng suất.

Người đàn ông học chưa hết lớp 6, đi vay lãi mua sắt vụn chế máy vót đũa - 2
Người đàn ông học chưa hết lớp 6, đi vay lãi mua sắt vụn chế máy vót đũa - 3

Ông Tài cho hay, bản thân chưa học hết lớp 6, chưa một ngày làm cơ khí, lại không có vốn nên hành trình chế tạo máy của ông vô cùng gian nan. Để thực hiện ý tưởng, ông tham khảo các tài liệu, mô hình trên mạng rồi đi vay lãi mua sắt vụn về chế tạo máy sơ chế tre, luồng.  

Đều đặn mỗi ngày 15 tiếng, ông “nhốt” mình trong căn phòng nhỏ, tự mày mò, cắt gọt các thanh thép, đinh vít để chế tạo máy. Mỗi công đoạn chế tạo đều được ông quay clip làm tư liệu cho sau này.

Người đàn ông học chưa hết lớp 6, đi vay lãi mua sắt vụn chế máy vót đũa (Video: Thanh Tùng).

Người đàn ông học chưa hết lớp 6, đi vay lãi mua sắt vụn chế máy vót đũa - 4

“Nhiều người nghĩ tôi bị điên, nhưng tôi chỉ chọn cách im lặng, tĩnh tâm để vượt qua tất cả những khó khăn”, ông Tài nói.

“Sau khi tham khảo, tôi nghĩ việc đầu tiên phải chế tạo máy sơ chế, sau đó mới nghĩ đến làm máy vót đũa. Không có tiền, tôi mua nợ sắt vụn ở khắp nơi, nhiều khi còn vay lãi để mua sắt vụn, linh kiện. Suốt 3 tháng, không ai biết tôi làm gì, mọi người hỏi tôi chỉ im lặng. Có người nghĩ tôi bị điên. Thậm chí, nhiều ngày tôi và vợ không nói chuyện với nhau. Nhưng thấy tôi đam mê nên vợ và gia đình cũng đồng tình ủng hộ”, ông Tài chia sẻ.

Nhiều lần chảy máu, giác mạc dính đầy vụn sắt

5 tháng sau khi miệt mài thi công, tháng 12/2021, máy sơ chế tre, luồng đầu tiên được ông Tài hoàn thiện. Theo ông Tài, máy sơ chế nhằm giảm bớt công sức chẻ từng cây luồng, tre thành thớ nhỏ.

Người đàn ông học chưa hết lớp 6, đi vay lãi mua sắt vụn chế máy vót đũa - 5

Ông Tài đã chế tạo thành công máy sơ chế đũa (Ảnh: Thanh Tùng).

“Cách vận hành khá đơn giản, khi đưa khúc tre, luồng vào xử lý, chiếc máy sẽ dập thành một chiếc đũa thô. Công đoạn này nếu làm thủ công rất mất thời gian”, ông Tài nói.

Thành công với máy sơ chế, ông Tài chưa bắt tay vào sản xuất đũa mà tiếp tục công trình nghiên cứu của mình với máy vót đũa và máy làm bóng. Máy vót đũa tiếp theo được ông chế tạo trong thời gian 11 tháng.

Đây là cỗ máy có nhiều chi tiết và kỹ thuật khá phức tạp khiến ông tốn rất nhiều công sức, thậm chí mất ăn, mất ngủ. Khi máy chạy thử nghiệm thành công, ông rất vui mừng.

Người đàn ông học chưa hết lớp 6, đi vay lãi mua sắt vụn chế máy vót đũa - 6

Chiếc máy vót đũa được ông Tài nghiên cứu, mày mò lắp ráp trong 11 tháng (Ảnh: Thanh Tùng).

“Sau hơn 2 năm vật lộn với đống sắt vụn để chế tạo máy, tôi vay mượn hơn 400 triệu đồng. Số tiền này là quá lớn đối với gia đình, nhưng vì đam mê và tương lai sau này, tôi đã chấp nhận đánh đổi. Có thời gian vì quá áp lực tinh thần, để chiến thắng được bản thân và suy nghĩ của mọi người, tôi lựa chọn cách ăn chay, im lặng, tĩnh tâm để vượt qua tất cả”, ông Tài tâm sự.

Vị “kỹ sư chân đất” chia sẻ, quá trình làm 3 cỗ máy sản xuất đũa, ông sử dụng khoảng 450 viên đá cắt sắt, 20 bó que hàn và một lượng lớn sắt thép, linh kiện. Thời gian đầu, do không có kinh nghiệm làm cơ khí, ông thường xuyên bị thương. Từ 66kg cân nặng, giờ đây ông chỉ còn 52kg.

Người đàn ông học chưa hết lớp 6, đi vay lãi mua sắt vụn chế máy vót đũa - 7
Người đàn ông học chưa hết lớp 6, đi vay lãi mua sắt vụn chế máy vót đũa - 8

“Nếu nhìn tôi của 2 năm trước và tôi của bây giờ thì không ai nhận ra. Tôi đã đánh đổi bằng tiền, mồ hôi, nước mắt và thậm chí là máu thịt. Không có công nghệ hiện đại, tôi làm thủ công là chính.

Có những chi tiết làm từ 3 đến 10 lần mới thành công. Nhiều khi viên đá cắt sắt bị vỡ, bắn cả vào mắt, hiện trên giác mạc của tôi có tới 7 vết sẹo do đá cắt gây ra”. Ông Tài nói về những vất vả, nhưng bản thân chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ đam mê.

Theo ông Tài, so với làm thủ công, những cỗ máy này cho ra năng suất cao, khoảng 200 đôi đũa/giờ. Biết tin ông Tài chế tạo thành công chiếc máy, nhiều người đã tìm đến hỏi mua, tuy nhiên ông Tài không bán.

Người đàn ông học chưa hết lớp 6, đi vay lãi mua sắt vụn chế máy vót đũa - 9

Máy vót đũa đem lại năng suất làm việc cao, mỗi giờ sản xuất 200 đôi đũa (Ảnh: Thanh Tùng).

“Đây là tâm huyết tôi dành cho cỗ máy suốt thời gian dài. Tôi không bán chiếc máy với bất kỳ giá nào. Thời gian tới tôi sẽ làm các thủ tục để đăng ký bản quyền cho sản phẩm của mình”, ông Tài cho hay. 

Bật mí về những dự định trong tương lai, ông Tài cho biết, thời gian qua ông nhận được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, đây chưa phải thời điểm để ông đi vào sản xuất.

Ông Tài cho hay, ông đang xây dựng lò sấy để thử nghiệm các sản phẩm đũa an toàn. Sau khi hoàn tất quy trình sấy đũa, ông bắt tay vào việc sản xuất để bán ra thị trường.

Người đàn ông học chưa hết lớp 6, đi vay lãi mua sắt vụn chế máy vót đũa - 10

Ông Tài đang thử nghiệm, theo dõi các sản phẩm đũa thủ công an toàn (Ảnh: Thanh Tùng).

“Mục tiêu duy nhất của tôi là tạo ra sản phẩm tốt nhất, đáng tin cậy cho bà con. Vì vậy, tôi đang nghiên cứu xây dựng lò sấy bằng phương pháp truyền thống, dùng trấu làm nguyên liệu sấy đũa. Song song với đó là nghiên cứu cách sử dụng thảo dược để bảo quản đũa, hướng đến một sản phẩm an toàn và thân thiện”, ông Tài nói.

Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm

Filed Under: Tin tức Tagged With: chế, CHỮA, Dẫn, đưa, hết, Học, LÁI, lớp, MÁY, người, Ông, sát, vót, vụn

Vì sao Bắc Ninh hỏa tốc nghiêm cấm thuê lại lao động chưa thành niên?

October 31, 2023 by admin

Sở LĐ-TB-XH Bắc Ninh vừa có công văn hỏa tốc gửi Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh về việc rà soát, chấn chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động.

Vì sao Bắc Ninh ra hỏa tốc nghiêm cấm thuê lại lao động chưa thành niên? - Ảnh 1.

Sở LĐ-TB-XH Bắc Ninh yêu cầu các doanh nghiệp rà soát, chấn chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động

ẢNH MINH HỌA

Theo ông Nguyễn Nhân Chinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bắc Ninh, một số doanh nghiệp thực hiện chưa đúng quy định về cho thuê lại lao động, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động thuê lại.

Theo đó, Sở LĐ-TB-XH yêu cầu các doanh nghiệp trong khu công nghiệp báo cáo hoạt động thuê lại lao động trước ngày 2.11; đồng thời chấn chỉnh hoạt động thuê lại lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Yêu cầu các doanh nghiệp thuê lại lao động thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thuê lại lao động bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Cụ thể, Sở LĐ-TB-XH Bắc Ninh yêu cầu các doanh nghiệp chỉ được thuê lại lao động từ các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Chỉ được thuê lại lao động làm các công việc theo danh mục công việc. Các doanh nghiệp không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình; không sử dụng lao động chưa được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; đảm bảo đầy đủ các chế độ cho người lao động thuê lại.

Đặc biệt, nghiêm cấm thuê lại lao động chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) làm một số công việc, tại các nơi làm việc trái quy định tại Điều 147 bộ luật Lao động năm 2019 và Thông tư số 09/2020/TTBLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ LĐ-TB-XH. 

Ngoài ra, doanh nghiệp thuê lại lao động phải thực hiện đầy đủ tất cả các quy định khác của pháp luật về lao động, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động theo quy định.

Trao đổi với Tin Tức Tuyển Dụng, ông Trần Ngọc Đạo, Trưởng phòng Chính sách lao động (Sở LĐ-TB-XH Bắc Ninh), cho biết việc rà soát, chấn chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động là hoạt động thường xuyên, đồng thời do báo chí cũng phản ánh gần đây một số doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa thành niên đưa vào làm tại nhiều doanh nghiệp ở Bắc Ninh. Sở LĐ-TB-XH Bắc Ninh đang kiểm tra thông tin này.

Trước đó, trong quý 1/2023, Sở LĐ-TB-XH Bắc Ninh đã thanh tra tại 6 doanh nghiệp cho thuê lại lao động và kiểm tra 14 doanh nghiệp thuê lại lao động. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp đều có vi phạm như: tên của hợp đồng ký không đúng; không ghi cụ thể địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động, nội dung cụ thể của công việc, trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… 

Có 2/6 doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quy định hành vi cưỡng bức lao động (bắt buộc làm thêm giờ); một số hợp đồng cho thuê lại lao động có nội dung phạt tiền người lao động. Đặc biệt, 6 doanh nghiệp được tiến hành thanh tra đều ký hợp đồng không ghi tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ hàng năm.

Theo quy định tại khoản 1, điều 147 bộ luật Lao động năm 2019, cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau: 

– Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên.

– Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác.

– Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ.

– Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc.

– Phá dỡ các công trình xây dựng.

– Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại.

– Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ.

– Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

Lao động – Việc làm | thanhnien.vn
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: Bắc, cảm, CHỮA, động, hóa, LÁI, nghi&ecircm, ni&ecircn, Ninh, th&agravenh, thu&ecirc, tóc, v&igrave

Chưa thể tăng lương tối thiểu từ 1.1.2024

October 21, 2023 by admin

Thông tin về lương tối thiểu được ông Tống Văn Lai, Phó cục trưởng Cục Quan hệ lao động tiền lương (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ LĐ-TB-XH diễn ra chiều nay 17.10.

Chưa thể tăng lương tối thiểu ngay từ 1.1.2024 - Ảnh 1.

Phương án khuyến nghị lương tối thiểu vùng năm 2024 sẽ được Hội đồng Tiền lương quốc gia “chốt” vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 để trình Chính phủ

THU HẰNG

Theo ông Tống Văn Lai, qua 10 năm hoạt động, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã 9 lần khuyến nghị điều chỉnh lương tối thiểu, 1 lần khuyến nghị giữ nguyên mức cũ và hầu hết được Chính phủ đồng tình.

Thông thường, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp vào cuối tháng 7, bàn phương án lương tối thiểu. Đầu tháng 8, hội đồng sẽ họp bàn lại và thương lượng phương án lương tối thiểu cho năm tới.

Trong 6 – 7 tháng đầu năm nay, thị trường lao động nói chung là tốt. Tuy nhiên, ở một số ngành nghề bị giảm đơn hàng, tình hình người lao động bị cắt giảm việc làm, bị giãn việc, thậm chí là mất việc diễn ra nhiều.

“Tại thời điểm đó, Hội đồng Tiền lương quốc gia nhận thấy chưa chín để xác định, khuyến nghị trình Chính phủ phương án lương tối thiểu năm 2024. Vì vậy, chúng tôi đã báo cáo Chính phủ cho phép cuối quý 4 (dự kiến cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12), Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp. Cuối quý 4, hội đồng mới họp thì chắc chắn lương tối thiểu trong khối doanh nghiệp khó có thể tăng ngay từ 1.1.2024”, ông Lai nói.

Theo ông Lai, khi hội đồng khuyến nghị xong, Chính phủ mới xem xét và quyết định. Sau đó, cần có quá trình để luật hóa. 

Trước đó, trong tháng 8, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ nhất để bàn phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024. Đại diện phía người lao động là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 từ 5 – 6%. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của thành viên hội đồng đề nghị lùi thời điểm xem xét điều chỉnh tiền lương để doanh nghiệp có điều kiện duy trì sản xuất.

Do đó, các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất lùi phiên họp tiếp theo vào cuối tháng 10 để có thêm thời gian để đánh giá về các yếu tố tăng lương tối thiểu.

Tại phiên họp họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra vào đầu tháng 9, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ LĐ-TB-XH tập trung thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đồng thời đề xuất việc tăng lương tối thiểu cho công nhân, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Hiện, lương tối thiểu của người lao động làm việc trong doanh nghiệp ở vùng 1 là 4,68 triệu đồng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng; vùng 4 là 3,25 triệu đồng. Mức lương tối thiểu hiện tại tăng 6% so với trước ngày 1.7.2022.

Lao động – Việc làm | thanhnien.vn
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: “lương, 1.1.2024, CHỮA, tăng, thể, thiểu, tối, TỬ

TP.HCM chưa đồng ý phương án cắt giảm lao động của Công ty TNHH Nobland Việt Nam

August 27, 2023 by admin

Ngày 25.8, sau buổi làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH Nobland Việt Nam (đóng ở khu công nghiệp Tân Thới Hiệp, P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM; lĩnh vực may mặc) vào sáng cùng ngày, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM đề nghị công ty tạm dừng phương án cắt giảm lao động.

Đồng thời, đề nghị công ty có phương án cũng như thông báo đến tập thể người lao động trước khi cắt giảm lao động.

TP.HCM chưa đồng ý phương án cắt giảm lao động ở Công ty TNHH Nobland Việt Nam - Ảnh 1.

Công nhân của Công ty TNHH Nobland Việt Nam (Q.12) kêu cứu vì bị mất việc

Hôm qua (24.8), Công ty TNHH Nobland Việt Nam có thông báo danh sách 611 người lao động sẽ chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 10.9 tới vì lý do tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty gặp khó khăn, nguồn hàng sụt giảm nên cần thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động.

Việc chi trả cho người lao động được công ty đưa ra bao gồm tiền phép năm cho số ngày phép chưa sử dụng hết, tiền lương những ngày làm việc tới thời điểm nghỉ việc và trợ cấp mất việc đối với người lao động đủ điều kiện theo điều 47 bộ luật Lao động 2019.

Trong danh sách công nhân Công ty TNHH Nobland Việt Nam bị mất việc, người nhận thấp nhất là 2 tháng lương. Còn lại, thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc cho công nhân sẽ trừ thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp (do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả) từ năm 2009 đến nay.

Tuy nhiên, công nhân phản ứng, cho rằng danh sách này công bố “bất ngờ” vì chưa được tổ chức công đoàn cơ sở trao đổi, hỏi ý kiến liên quan. Trong khi đó đa số người lao động thuộc diện cắt giảm đều đã làm lâu năm tại công ty. Thế nên, chiều 24.8, khoảng 50 người đã ngừng việc, xuống văn phòng công ty chất vấn.

Người lao động của công ty này cũng có đơn xin cứu xét đến Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM, Phòng LĐ-TB-XH Q.12 và Sở LĐ-TB-XH TP.HCM.

Nhiều công nhân nói việc cắt giảm lao động tại công ty nhằm muốn người lao động thay đổi chế độ hưởng lương thời gian (lương cứng theo tháng) thành lương tính theo sản phẩm. Tính toán của người lao động cho biết nếu chấp nhận phương án này thì lương của họ sẽ giảm xuống một nửa.

Việc muốn chuyển đổi hình thức lương này của Công ty TNHH Nobland Việt Nam đã được thông báo với người lao động hồi cuối năm 2021. Sau đó, có 1.000 công nhân lao động đã đình công, không chấp nhận phương án lương mới vì cho rằng quyền lợi liên quan bị ảnh hưởng. 

Tại thời điểm đó, sau khi làm việc với tổ công tác của Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM và các đơn vị quản lý lao động, công ty đồng ý tính lương thời gian theo hợp đồng cũ.

Lao động – Việc làm | thanhnien.vn
Nguồn: Sưu Tầm

Filed Under: Tin tức Tagged With: &aacuten, &yacute, c&ocircng, cắt, CHỮA, CỦA, động, Giám, Nobland, phường, TNHH, TP.HCM, Việt

  • 1
  • 2
  • Next Page »

VIỆC LÀM MỚI

  • Muối Bạc Liêu nổi tiếng nhưng diêm dân khó sống, Chủ tịch tỉnh nói gì?
  • Tết Dương lịch 2024 được nghỉ 3 ngày liên tục
  • Công ty đòi ‘xem việc’ trước khi ‘thử việc’ người lao động là đúng hay sai?
  • Vụ 6 công nhân tử vong do bụi phổi: Công an vào cuộc
  • Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đi Lào, dự hội nghị Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi

Việc làm tốt nhất từ những nhà tuyển dụng hàng đầu

☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ

☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng

☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi

☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc

Tuyển dụng hiệu quả và nhanh chóng

☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng

☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại

☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng

☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn

  • NHÀ TUYỂN DỤNG
    • Cẩm nang tuyển dụng
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • NGƯỜI TÌM VIỆC (ỨNG VIÊN)
    • Cẩm nang tìm việc
    • Quản lý tài khoản
    • Đăng ký / Đăng nhập
  • THÔNG TIN CHUNG
    • Giới thiệu
    • Tin tức, sự kiện
    • Trợ giúp. hỏi đáp
    • Chính sách, quy định

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Điền Email mai của bạn để nhận thông báo Việc Làm mới nhất từ Website của chúng tôi

facebook
twitter
youtube
blogspot
pinterest

© Copyright 2023 · All Rights Reserved · Website Design By: phanphoi.edu.vn