Nghị định 120/2021/NĐ-CP của Chính phủ áp dụng đối với người bị đề nghị và bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Người được áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; Cơ quan, người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị và quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan…
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 120/2021/NĐ-CP của Chính Phủ cho biết, việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm các nội dung cơ bản, như: Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục.
Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, về tác hại của việc sử dụng ma túy đối với sức khỏe, gia đình và cộng đồng cho đối tượng là người sử dụng trái phép chất ma túy.
Tổ chức cho người được giáo dục tham gia các hoạt động công ích tại cộng đồng với hình thức phù hợp; Giáo dục về truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.
Các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật nhằm thúc đẩy việc phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng; Giáo dục về kỹ năng sống, hỗ trợ học văn hóa, hướng nghiệp, dạy nghề.
Đáng chú ý, điểm mới của Nghị định 120/2021/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn là quy định cơ quan, tổ chức áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải hỗ trợ tìm việc làm cho người được giáo dục.
Nghị định 120/2021/NĐ-CP của Chính phủ sẽ thay thế Nghị định 111/2013/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Nghị định 56/2016/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Tin liên quan
Lao động – Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm